spot_img

DOANH NGHIỆP CẦN LÀM GÌ KHI QUÁ THỜI GIAN NỘP HỒ SƠ HƯỞNG BHXH

Must read

Để được thanh toán các chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH), người lao động phải phối hợp với doanh nghiệp nộp hồ sơ đúng hạn. Trường hợp quá hạn mới nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH, doanh nghiệp phải làm gì để khắc phục?. Đây là vấn đề mà cả doanh nghiệp và người lao động quan tâm, vì một lý do nào đó mà đôi khi không nộp hồ sơ đúng hạn như thời gian quy định.

Để được hưởng các quyền lợi về BHXH, người lao động và doanh nghiệp cần nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH theo đúng thời hạn sau:

  1. Chế độ ốm đau, chế độ thai sản:

Trong 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động nộp đầy đủ hồ sơ cho người sử dụng lao động.

Trong 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, doanh nghiệp hoàn thiện nốt hồ sơ và gửi cho cơ quan BHXH.

  • Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản:

Trong 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức, doanh nghiệp lập danh sách và nộp cho cơ quan BHXH.

  • Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

Doanh nghiệp nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH trong 30 ngày, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

  • Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

Doanh nghiệp nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH trong 10 ngày, kể từ ngày người lao động được xác định là sức khỏe chưa phục hồi.

  • Lương hưu:

Trong 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, doanh nghiệp nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.

  • Chế độ tử tuất:

Trong 90 ngày kể từ ngày người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bị chết thì thân nhân nộp hồ sơ cho doanh nghiệp.

Trong 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ thân nhân của người lao động, doanh nghiệp nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.

Vậy trường hợp doanh nghiệp chậm nộp hồ sơ hưởng BHXH, cơ quan BHXH có giải quyết hay không ?

Đối với việc doanh nghiệp chậm nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau; chế độ thai sản; trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản; chế độ hưu trí; chế độ tử tuất, nếu vượt quá thời gian quy định nêu trên, thì doanh nghiệp phải giải trình bằng văn bản.

Đối với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thì doanh nghiệp phải giải trình bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Như vậy, nếu doanh nghiệp chậm nộp hồ sơ hưởng chế độ cho cơ quan BHXH thì vẫn có thể được chấp nhận nếu có giải trình bằng văn bản và nêu rõ lý do.

0/5 (0 Reviews)
- Advertisement -spot_img

More articles

- Advertisement -spot_img

Latest article