spot_img

CHA/MẸ “BẮT CON” SAU KHI LY HÔN BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

Must read

Thực tế có không ít trường hợp sau khi ly hôn người Cha/mẹ lại “bắt con” khi quyền trực tiếp nuôi dưỡng không thuộc về mình. Vậy trong trường hợp này cha/mẹ “bắt con” đi sau khi ly hôn có vi phạm pháp luật không?
Theo Điều 82 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
– Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Căn cứ quy định nêu trên, trong trường hợp chồng/vợ cũ sau khi ly hôn mà không được trao quyền nuôi con phải tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi dưỡng con, đồng thời thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp chồng/vợ cũ có hành vi gây cản trở việc nuôi dưỡng con của đối phương, thậm chí là bắt con, người nuôi dưỡng có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom của người đó.
Tuy nhiên, người trực tiếp nuôi dưỡng cũng không có quyền cản trở người không trực tiếp nuôi dưỡng thăm nom con. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình cha, mẹ và con được xem là một trong những hành vi bạo lực gia đình quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình.
Vậy hành vi của Cha/mẹ “bắt con” bị xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 153 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định về Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi, theo đó:
– Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Mức phạt cao nhất đối với tội danh này lên đến 15 năm tù. Đồng thời, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, trong trường hợp sau khi ly hôn, cha hoặc mẹ không được trao quyền nuôi con có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm “bắt con” có thể bị truy cứu TNHS về Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi.

0/5 (0 Reviews)
- Advertisement -spot_img

More articles

- Advertisement -spot_img

Latest article