Tại các đô thị lớn hiện nay ở Việt Nam, các giao dịch mua bán căn hộ chung cư rất phổ biến và thực tế khi mua bán, thì người mua thường làm việc với bên thứ 3 (thường gọi là đơn vị phát triển dự án, bao tiêu sản phẩm) chứ không phải chủ đầu tư. Vậy chủ đầu tư có được ủy quyền cho đơn vị khác để ký kết hợp đồng đặt cọc hoặc mua bán nhà ở chung cư hay không ?
Chiếu theo quy định tại khoản 8 điều 6 Luật nhà ở 2014.
Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm.
8. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở ủy quyền hoặc giao cho bên tham gia hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh, góp vốn hoặc tổ chức, cá nhân khác thực hiện ký hợp đồng cho thuê, thuê mua, mua bán nhà ở, hợp đồng đặt cọc các giao dịch về nhà ở hoặc kinh doanh quyền sử dụng đất trong dự án.
Như vậy, rõ ràng chủ đầu tư không được phép ủy quyền (hoặc thực hiện hành vi có tên gọi khác nhưng bản chất vẫn là việc uỷ quyền) cho bên thứ ba ký hợp đồng đặt cọc hoặc hợp đồng mua bán chung cư với khách hàng vì đã vi phạm Khoản 6 Liều 8 luật nhà ờ 2014 và hành vi vi phạm pháp luật này có thể bị phạt từ 400.000.000 đến 600.000.000 đồng theo quy định tại Điểm e Khoản 5 Điều 58 NĐ 16/2020/NĐ-CP.
*Một số lưu ý khi mua bán chung cư.
1. Tìm hiểu kĩ về chủ đầu tư có uy tín không để tránh mua phải dự án “ma”.
2. Khi mua chung cư sẽ được ngân hàng bảo lãnh, và chủ đầu tư gửi cho khách hàng một thư bảo lãnh
3. Khi không được gặp chủ đầu tư mà gặp đơn vị phát triển dự án thì khách hàng phải yêu cầu họ đưa được giấy ủy quyền tìm kiếm khách hàng, giới thiệu hoặc ủy quyền giữ chỗ, chứ không được ký hợp đồng mua bán.