spot_img

GIỚI HẠN QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI

Must read

Người Việt Nam cư trú ở nước ngoài (trường hợp người có “thẻ xanh”) hiện nay đang có xu hướng về Việt Nam đầu tư mua các căn hộ chung cư để cho thuê hoặc ở khi về Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn không biết sau khi được nhập quốc tịch nước ngoài thì quyền sở hữu đối với tài sản tại Việt Nam trước đó có bị ảnh hưởng gì không?

Trong phạm vi bài viết nay, chúng tôi thông tin đến Quý khách hàng quy định của pháp luật về vấn đề này như sau:

Căn cứ theo Điều 7 Luật nhà ở năm 2014 quy định về đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

“1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.”

Theo Điều 8 luật nhà ở năm 2014 quy định về điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở:

“1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam;

2. Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:

Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;

Theo khoản 1 Điều 186 Luật đất đai năm 2013 quy định: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.”

Tại điểm b, Khoản 2, Điều 119 Luật Nhà ở quy định điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở như sau: “Nếu là cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch”.

Theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 Luật nhà ở năm 2014 quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền và nghĩa vụ như tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước. Và pháp luật cũng không quy định về thời hạn sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất đối với cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Như vậy, theo quy định của pháp luật người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Do đó, nếu hiện nay đang cư trú ở nước ngoài theo diện thẻ xanh, sau đó được nhập quốc tịch nước ngoài thì quyền sở hữu về tài sản là nhà ở tại Việt Nam vẫn không thay đổi.

0/5 (0 Reviews)
- Advertisement -spot_img

More articles

- Advertisement -spot_img

Latest article