spot_img

NGƯỜI SỬ DỤNG TRẢ LƯƠNG CHẬM CÓ BỊ XỬ PHẠT KHÔNG?

Must read

Lương là thu nhập chính của người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, ngoài lương họ không có nguồn thu nhập nào khác nhất là các bạn trẻ mới ra trường, hàng tháng họ phải trả tiền nhà, tiền điện, tiền nước, chi phí sinh hoạt khác. Nhưng tình trạng các doanh nghiệp vi phạm quy định về thời hạn trả lương thường xuyên xảy ra, đặc biệt sau đại dịch covid 19 thì số doanh nghiệp trả lương chậm hoặc thậm chí không trả lương ngày gia tăng, khiến cho đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn. Vậy các doanh nghiệp chậm trả lương cho người lao động có bị xử phạt không và mức xử phạt như thế nào?. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin thông tin đến Quý khách hàng quy định của pháp luật đối với trường hợp trên như sau:

Căn cứ Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 quy định nguyên tắc trả lương cho người lao động như sau:

– Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

– Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

Về mức phạt, tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động:

– Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

– Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

– Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

– Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

– Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Ngoài ra, phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi không trả hoặc trả không đủ cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

– Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

– Từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

– Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

– Từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

– Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

 

0/5 (0 Reviews)
- Advertisement -spot_img

More articles

- Advertisement -spot_img

Latest article