spot_img

PHÁP NHÂN GIẢI THỂ TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO? CHƯA HOÀN THÀNH NGHĨA VỤ VỀ TÀI SẢN CÓ ĐƯỢC GIẢI THỂ KHÔNG?

Must read

Giải thể pháp nhân thương mại được thực hiện trong những trường hợp nào?
Theo khoản 1 Điều 75 Bộ luật Dân sự 2015 quy định pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
Căn cứ Điều 93 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc giải thể pháp nhân như sau:
“1. Pháp nhân giải thể trong trường hợp sau đây:
a) Theo quy định của điều lệ;
b) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Hết thời hạn hoạt động được ghi trong điều lệ hoặc trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Trước khi giải thể, pháp nhân phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài sản.
Theo đó, pháp nhân thương mại giải thể nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
– Theo quy định của điều lệ;
– Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Hết thời hạn hoạt động được ghi trong điều lệ hoặc trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Cũng theo quy định này thì trước khi giải thể, pháp nhân phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài sản.
Như vậy, pháp nhân thương mại sẽ không thể tiến hành giải thể nếu chưa thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài sản.

0/5 (0 Reviews)
- Advertisement -spot_img

More articles

- Advertisement -spot_img

Latest article