spot_img

QUY ĐỊNH VỀ NGHỈ VIỆC RIÊNG VÀ NGHỈ KHÔNG LƯƠNG

Must read

Ngoài thời gian nghỉ phép thì Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương với người lao động. Chi tiết tại Điều 115 như sau:

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 3 ngày;

b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 1 ngày;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 3 ngày.

 2, Người lao động được nghỉ không hưởng lương 1 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại (1), (2) nêu trên, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Nếu không cho người lao động nghỉ không lương trong trường hợp trên, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm a Khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Cụ thể, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật

Theo đó, nếu người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 2 – 5 triệu đồng, còn tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 4 – 10 triệu đồng.

Việc thỏa thuận để nghỉ không lương là do các bên thống nhất số ngày nghỉ, pháp luật không quy định cụ thể được nghỉ trong trường hợp này bao nhiêu ngày.

0/5 (0 Reviews)
- Advertisement -spot_img

More articles

- Advertisement -spot_img

Latest article