1. THỦ TỤC CỦA TRẺ EM ĐƯỢC NHẬN NUÔI:
Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ lập hồ sơ trẻ em, nộp đến Sở Tư pháp nơi trẻ đang thường trú.
– Sở Tư pháp thực hiện việc kiểm tra hồ sơ, tiến hành lấy ý kiến của những người có liên quan kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
– Sau khi kiểm tra, nếu thấy trẻ em có đủ điều kiện để cho làm con nuôi nước ngoài, thì Sở Tư pháp có văn bản xác nhận, thông báo cho người nộp hồ sơ và gửi Cục Con nuôi toàn bộ hồ sơ của trẻ em, kèm theo văn bản xác nhận , văn bản lấy ý kiến của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ và ý kiến của trẻ em từ đủ chín (09) tuổi trở lên về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi.
2. THỦ TỤC CHO NGƯỜI NHẬN CON NUÔI
Người nhận con nuôi nộp hồ sơ của mình và bản chụp hồ sơ của trẻ được nhận nuôi đến Cục Con nuôi.
– Sau khi kiểm tra, thẩm định hồ sơ, trường hợp không chấp thuận hồ sơ, trả lại hồ sơ cho người nhận con nuôi, nêu rõ lý do bằng văn bản.
Nếu chấp thuận hồ sơ:
Đối với trường hợp người nhận làm con nuôi ở những nước chưa có quan hệ hợp tác về nuôi con nuôi quốc tế với Việt Nam trong khuôn khổ Công ước Lahay: Cục Con nuôi chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi cho Sở Tư pháp nơi trẻ được nhận nuôi đang thường trú, để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Đối với trường hợp người nhận làm con nuôi ở những nước có quan hệ hợp tác về nuôi con nuôi quốc tế với Việt Nam trong khuôn khổ Công ước Lahay: Cục Con nuôi thông báo bằng văn bản cho người nhận con nuôi và Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi của nước ngoài hữu quan, kèm theo báo cáo đánh giá về trẻ em đủ điều kiện cho làm con nuôi ở nước ngoài và văn bản lấy ý kiến của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ và ý kiến của trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi.
Sau khi nhận được văn bản của Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi của nước ngoài hữu quan xác nhận trẻ em được chấp thuận cho nhập cảnh và thường trú tại nước mà trẻ em được nhận làm con nuôi, Cục Con nuôi sẽ chuyển hồ sơ về Sở Tư pháp, đề nghị Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Trường hợp Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi của nước ngoài hữu quan không chấp thuận, Cục Con nuôi trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do bằng văn bản cho người nhận con nuôi và thông báo cho Sở Tư pháp.
– Sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp thông báo cho người nhận con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi.
– Sở Tư pháp đăng ký việc nuôi con nuôi và tổ chức lễ giao nhận con nuôi. Tại lễ giao nhận con nuôi, Sở Tư pháp giao cho cha, mẹ nuôi 01 bộ hồ sơ trẻ em, văn bản lấy ý kiến của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ và ý kiến của trẻ em từ đủ chín tuổi trở lên về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi.
– Bộ Tư pháp cấp Giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài phù hợp với Công ước La Hay (nếu có yêu cầu).
3. ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC NHẬN CON NUÔI
– Đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp luật của nước nơi người nhận con nuôi thường trú.
– Đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 14 của Luật nuôi con nuôi, gồm:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Có tư cách đạo đức tốt;
– Không thuộc một trong các trường hợp không được nhận con nuôi sau đây:
i) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
ii) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
ii) Đang chấp hành hình phạt tù;
vi) Chưa được xóa án tích về một trong các tội có ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật, mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
4. ĐIỀU KIỆN TRẺ EM ĐƯỢC NHẬN LÀM CON NUÔI
-) Là người dưới 18 tuổi;
-) Một người chỉ được làm con của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
Trên đây là trường hợp cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi