Kết hôn là sự tự nguyện giữa hai bên nam, nữ. Do đó, nếu một trong hai người không còn tình cảm với người kia thì được quyền kết thúc mối quan hệ đó.  Tuy nhiên, trong thực tế không phải dễ dàng, có nhiều trường hợp nhà trai, nhà gái hủy hôn sau khi đã trao sính lễ nhưng chưa tổ chức đám cưới. Vậy sau khi trao sính lễ mà hủy hôn thì có được đòi lại sính lễ không?

Ở góc độ văn hóa, việc trao nhận sính lễ trước khi tổ chức đám cưới là một phong tục, tập quán của người Việt Nam. Việc trao, nhận sính lễ được xuất phát từ sự thiện chí, mong muốn kết thông gia của hai bên gia đình, sính lễ xem như vật đảm bảo cho việc sẽ tổ chức đám cưới.

Ở dưới góc độ pháp lý, việc trao và nhận sính lễ giữa nhà trai và nhà gái có thể xem là một hình thức của hợp đồng tặng cho tài sản. Theo quy định tại Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên (cụ thể nhà trai và nhà gái), theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận. Trong đó, hợp đồng tặng cho tài sản chia làm 02 loại:

  • Hợp đồng tặng cho tài sản không có điều kiện: Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015 quy định bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.

– Hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện: Theo quy định tại Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015, bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Do đó, trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên, khi nhà trai tặng sính lễ cho nhà gái trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện, không ép buộc và không có điều kiện cụ thể nào và nhà gái đồng ý nhận thì khi hủy hôn, nhà trai không có quyền đòi lại sính lễ. 

Mặc dù vẫn có trường hợp nhà trai đặt điều kiện sau khi trao sính lễ nhà gái không được hủy hôn, nếu hủy hôn phải trả lại sính lễ thì vẫn được đòi lại sính lễ. Tuy nhiên, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nêu rõ kết hôn dựa trên tinh thần tự nguyện của các bên nên nếu các bên không tự nguyện thì không được phép ép buộc.

Dân số là nguồn tài sản của quốc gia, quốc gia nào có cơ cấu dân số trẻ, đang trong độ tuổi lao động nhiều thì quốc gia đó sẽ phát triển mạnh. Nhưng nếu tỷ lệ dân số không được quá cao sẽ dẫn đến nạn đói nghèo. Cơ cấu dân số phải phát triển đồng đều, theo lộ trình thời gian thì mới đảm bảo cuộc sống người dân được ấm no, hạnh phúc. Do đó, nhà nước có chính sách khuyến khích khen thưởng đối với các cá nhân thực hiện tốt chính sách dân số, cụ thể như sau:

Tại điểm b khoản 2 Điều 3 Thông tư 01/2021/TT-BYT ngày 25/01/2021 của Bộ Y tế quy định về nội dung khuyến khích duy trì vững chắc mức sinh thay thế tại các tỉnh thuộc vùng mức sinh thấp theo Quyết định số 588/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/4/2020 phê duyệt điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030 như sau:

a) Tập thể

– Xã 03 năm liên tục đạt và vượt tỷ lệ 60% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sinh đủ 02 (hai) con được đề xuất Ủy ban nhân dân cấp huyện khen thưởng kèm theo hỗ trợ bằng tiền hoặc hiện vật.

– Xã 05 năm liên tục đạt và vượt tỷ lệ 60% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sinh đủ 02 (hai) con được đề xuất Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khen thưởng kèm theo hỗ trợ bằng tiền hoặc hiện vật.

b) Cá nhân

Căn cứ vào thực tiễn, địa phương lựa chọn, quyết định khen thưởng, hỗ trợ tiền hoặc hiện vật cho phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi.

Tại Phần 1 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 588/QĐ-TTg năm 2020 quy định về các vùng có mức sinh thấp và vùng có mức sinh thay thế được quy định như sau:

Vùng mức sinh thấp gồm 21 tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Hậu Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Khánh Hòa, Long An, Bạc Liêu, Tây Ninh, Sóc Trăng, Cà Mau, Đồng Nai, Bình Thuận, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang, Bến Tre, Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Kiên Giang.

Như vậy, theo quy định nêu trên, phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi sẽ được khen thưởng, hỗ trợ nếu thuộc các tỉnh, thành phố nêu trên.

Trong thực tế còn nhiều trường hợp vợ chồng sống với nhau, có con chung và có tài sản chung nhưng chưa đăng ký kết hôn, sau khi sống với nhau được một thời gian rồi mới làm thủ tục đăng ký kết hôn. Vậy trường hợp có một bên đơn phương ly hôn hoặc cả hai bên đồng thuận yêu cầu tòa giải quyết ly hôn thì tài sản tạo lập trong thời gian chưa đăng ký kết hôn có được xác định là tài sản chung của vợ chồng hay không và được chia như thế nào. Trong phạm vi bài viết nay, chúng tôi phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về trường hợp trên như sau:

Căn cứ vào Điều 14, 15 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định “Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng; Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập”. Như vậy, theo quy định trên tài sản hình thành trong thời gian vợ chồng chung sống không đăng ký kết hôn thì không được xác định là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được tòa án giải quyết theo quy định của BLDS, tức các bên phải có bằng chứng chứng minh cho yêu cầu của mình.

          Tuy nhiên, hiện nay quan điểm của một số tòa án vẫn công nhận tài sản tạo lập trong thời gian chưa đăng ký kết hôn là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân vì các bên có hôn nhân thực tế và được phân chia theo quy định của Luật hôn nhân gia đình, nhưng cũng có một số tòa án không công nhận là tài sản chung và được chia theo quy định của BLDS. Chúng tôi thiết nghĩ, cần có một án lệ đối với tình huống trên nhằm đảm bảo sự thống nhất trong đường lối xét xử khi giải quyết ly hôn.

Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Trong các vụ án Hôn nhân gia đình, thông thường Tòa án phải giải quyết 03 mối quan hệ là quan hệ hôn nhân, con chung và tài sản chung. Cả 03 vấn đề trên phải được giải quyết đồng thời thì vụ việc mới kết thúc. Trong đó tranh chấp về tài sản chung là khó khăn và mất nhiều thời gian nhất bởi có nhiều vụ việc tài sản tranh chấp có thể ở nhiều nơi và tồn tại nhiều loại hình khác nhau. Bên cạnh đó, một bên vợ/chồng còn cố tình che dấu hoặc tẩu tán tài sản để tránh việc phân chia cho người kia. Riêng đối với tài sản đưa vào kinh doanh, Luật hôn nhân gia đình quy định trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Cổ phần/vốn góp trong công ty cũng là một dạng tài sản đưa vào kinh doanh, vậy việc phân chia cổ phiếu/vốn góp này như thế nào cho hợp tình hợp lý khi giải quyết ly hôn. Hiện nay ở mỗi cấp tòa án có cách giải quyết khác nhau về vần đề này. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi nêu ra một vụ án liên quan đến việc phân chia tài sản chung của vợ chồng là cổ phần/vốn góp trong doanh nghiệp (cụ thể trong vụ án này là cổ phần trong Công ty cổ phần), như sau:

Ông P và bà V nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn và chia tài sản chung, bao gồm nhà, đất, xe, tiền cho thuê nhà và cổ phần của công ty X (cả ông P và bà V đều có cổ phần). Ở tòa án cấp sơ thẩm quyết định giao cho bà V được sở hữu toàn bộ số cổ phần của công ty X (bao gồm cả phần của ông P). Bà V đã kháng cáo bảo án về phân chia tài sản và được tòa án cấp phúc thẩm sửa một phần bản án trong việc xác định lại giá trị tài sản tranh chấp nhưng vẫn giao cho bà V sở hữu toàn bộ số cổ phần tại công ty X. Sau khi án có hiệu lực, bà V có đơn yêu cầu kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, và đã được Chánh án tòa án nhân dân tối cáo kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. đề nghị Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hủy bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm, giao hồ sơ vụ án cho tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại.

Tại quyết định giám đốc thẩm, Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao nhận định: khi chia cổ phần của ông P và bà V tại công ty cổ phần X, tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm không hỏi ý kiến của bà V về việc có đồng ý nhận toàn bộ số cổ phần hay không và cũng chưa làm rõ điều lệ của công ty X và các quy định có liên quan về thay đổi cổ đông của công ty X, chưa áp dụng điều 64 Luật Hôn nhân gia đình “về chia tài sản của vợ chồng đưa vào kinh doanh” mà đã tuyên buộc bà V phải nhận toàn bộ số cổ phần của ông P sang cho bà V là không đúng, ảnh hưởng đến hoạt động điều hành, kinh doanh của công ty, không đảm bảo quyền và lợi ích của các bên đương sự. Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao đã tuyên hủy bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm, giao hồ sơ cho tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại.

          Như vậy, từ vụ án trên có thể xem xét đề xuất thành án lệ như sau:

Tình huống án lệ: Trong vụ án ly hôn nhân gia đình vợ chồng thừa nhận có tài sản chung là cổ phần trong Công ty cổ phần và tranh chấp số cổ phần này.

Giải pháp pháp lý: Trường hợp này, Tòa án phải xác định số cổ phần tranh chấp là tài sản chung của vợ chồng, hỏi ý kiến của các bên về việc phân chia số cổ phần này và căn cứ vào Điều lệ Công ty, quy định pháp luật có liên quan để phân chia  số cổ phần này, đảm  bảo  không ảnh hưởng đến  hoạt động  của  Công  ty  và quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự.

Thông thường,  khi ly hôn, cha và mẹ đều có sự tự thoả thuận về mức cấp dưỡng để chăm sóc và nuôi dưỡng con và cố gắng bù đắp cho sự thiệt thòi khi con phải sống xa cha hoặc mẹ, nhưng cũng rất nhiều trường hợp bất đồng quan điểm về tất cả vấn đề, ngay cả số tiền cấp dưỡng cũng là một sự tranh cãi quyết liệt vì nhiều lý do khác nhau và có một số trường hợp thì một bên lại không yêu cầu hoặc không cần sự cấp dưỡng. Quy định của pháp luật về vấn đề này rất chi tiết và rõ ràng, cùng với quy định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con, tất cả vì quyền lợi của trẻ em.

1. Các quy định của luật hôn nhân gia đình năm 2014 có liên quan:

Căn cứ điều 58 quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con sau khi ly hôn như sau:

“Điều 58. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con sau khi ly hôn

Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được áp dụng theo quy định tại các điều 81, 82, 83 và 84 của Luật này.”

Căn cứ Điều 82 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

– Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

2. Căn cứ Mục 11, Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP quy định về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn như sau:

– Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

– Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.

3. Mức cấp dưỡng cho con sau ly hôn được xác định như thế nào?

Căn cứ Điều 116 quy định về mức cấp dưỡng như sau:

“Điều 116. Mức cấp dưỡng

1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Và theo Điều 117 thì quy định về phương thức cấp dưỡng như sau:

“Điều 117. Phương thức cấp dưỡng

Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

4. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Luật hôn nhân gia đình có quy định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con, tại điều 84, như sau:

– Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5, Điều 84 luật HNGD năm 2014 thì Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

– Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

+ Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

+ Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

– Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

– Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

– Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

+ Người thân thích;

+ Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

+ Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

+ Hội liên hiệp phụ nữ.

Theo đó, quyền cấp dưỡng được thay đổi khi đáp ứng một trong các điều kiện trên.  

Kinh nghiệm thực tế khi tư vấn và giải quyết án ly hôn, hai vợ chồng nên thỏa thuận với nhau về mức cấp dưỡng nuôi con sao phù hợp với khả năng của từng người và đủ để chăm sóc nuôi dưỡng con tốt nhất và yêu cầu Tòa công nhận sự thỏa thuận này. Việc một bên muốn giành lại quyền nuôi con trực tiếp, thì cũng nên thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con, sao cho phù hợp với lợi ích của con hoặc phải chứng minh một bên có đủ điều kiện và khả năng nuôi dưỡng con tốt hơn, có lợi cho cả hai bên và đặc biệt con trẻ.

Không phải tất cả yêu cầu khởi kiện ly hôn đều được Hội đồng xét xử chấp nhận, vẫn có trường hợp bị bác yêu cầu, vì nhiều lý do, nhưng thông thường là yêu cầu ly hôn không có căn cứ, xét thấy mâu thuẫn vợ chồng chưa đến mức trầm trọng để quyết định cho ly hôn. Vậy sau khi bị bác yêu cầu, quyền nộp đơn lại các bên được quy định như thế nào và thời gian cụ thể để nộp đơn lại.

1. Quyền được nộp đơn lại sau khi yêu cầu ly hôn bị bác, được hướng dẫn tại điểm c Mục 10, Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP:

10. Ly hôn theo yêu cầu của một bên (Điều 91)

c. Cần chú ý là tuy pháp luật tố tụng chưa quy định, nhưng đối với người có đơn yêu cầu xin ly hôn mà bị Toà án bác đơn xin ly hôn thì sau một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án bác đơn xin ly hôn có hiệu lực pháp luật, người đó mới lại được yêu cầu Toà án giải quyết việc xin ly hôn.

Như vậy, đối với trường hợp một bên đơn phương nộp đơn ra tòa ,mà bị bác đơn, thì thời gian nộp lại đơn ly hôn khác là sau một năm sau.

Mục đích của nhà làm luật quy định thời gian trên là tạo điều kiện cho vợ chồng có thể suy nghĩ, xem xét và cùng nhau vun đắp lại cuộc sống gia đình, trong một khoảng thời gian 12 tháng, sau đó mới nên quyết định ly hôn hay đoàn tụ.

2. Các căn cứ bác đơn ly hôn của Hội đồng xét xử

Điều 56 Luật HNGD năm 2014 có quy định về việc Ly hôn theo yêu cầu của một bên:

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Ngoài ra, còn có một quy định riêng, về việc “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.

Như vậy, Hội đồng xét xử có thể bác đơn yêu cầu ly hôn của một bên trong các trường hợp sau:

i) Trong hồ sơ vụ án, không có chứng cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình, hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

ii) Và cũng không có chứng cư về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia trong trường hợp Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo Khoản 2 Điều 51 Luật HNGD năm.

iii) Và Hội đồng xét xử sẽ bác đơn khi chồng yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Cần tư vấn chi tiết hơn về luật Hôn nhân gia đình, và những tình huống giải quyết vụ án thực tế, xin liên hệ trực tiếp văn phòng luật sư Lê Giang qua email: giang.lehoai@legianglaw.vn. Hoặc điện thoại: 090.3392.117.

1. Cách thức thực hiện đề nghị cấp giấy xác nhận độc thân trực tuyến

Để thuận lợi hơn trong việc  có được giấy xác nhận độc thân, mà không phải trực tiếp đến cơ quan chức năng, người dân có thể chọn cách làm trực tuyến thông qua hệ thống Dịch vụ công, theo chỉ dẫn cụ thể như sau:

 – Bước 1: Chọn https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-chi-tiet-thu-tuc-hanh-chinh.html?ma_thu_tuc=1.004873

– Bước 2: Lần lượt chọn chi tiết sau

 Tỉnh, thành phố; Quận, huyện; Xã, phường.

Sau đó nhấn vào “Đồng ý”

Lưu ý: Phải chọn nơi thường trú của người có yêu cầu cấp giấy xác nhận độc thân.

– Bước 3: Chọn “Nộp trực tuyến”

– Bước 4: Chọn loại tài khoản đăng nhập

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người nước ngoài là một tài liệu pháp lý có giá trị chứng thực tình trạng hôn nhân của người nước ngoài và thường được yêu cầu xuất trình hoặc nộp khi thực hiện các thủ tục liên quan đến:

1. Đăng ký kết hôn với người Việt Nam hoặc người nước ngoài khác tại Việt Nam.

2. Thực hiện các thủ tục tại các cơ quan chức năng như một trong những yêu cầu cần có để được cấp giấy tờ tùy thân, giấy phép lao động, giấy phép kinh doanh, và các giấy tờ khác.

3. Đăng ký kết hôn tại nước ngoài với công dân của quốc gia đó.

………..

Thực tế qua các yêu cầu tư vấn,  trong một số trường hợp, khi người nước ngoài thường xuyên cư trú tại Việt Nam, khi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn với công dân Việt Nam, cơ quan tiếp nhận hồ sơ yêu cầu bổ sung thêm giấy xác nhận tình trạng hôn nhân trong khoảng thời gian cư trú tại Việt Nam. Vậy người nước ngoài có xin được giấy xác nhận tình trạng hôn nhân ở Việt Nam không? Thẩm quyền cấp giấy xác nhận và thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân như thế nào.

1. Quy định về thẩm quyền cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

   Theo quy định tại Điều 21 Nghị Định 123/2015/NĐ-CP thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân như sau:

1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của công dân Việt Nam thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Trường hợp công dân Việt Nam không có nơi thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó đăng ký tạm trú cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

2. Quy định tại Khoản 1 Điều này cũng được áp dụng để cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân nước ngoài và người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam, nếu có yêu cầu.

2. Thủ tục cấp giấy tình trạng hôn nhân.

 Theo Điều 22 Nghị Định 123/2015/NĐ-CP quy định về thủ tục cấp Giấy xác nhận hôn nhân như sau:

1. Người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nộp Tờ khai theo mẫu quy định. Trường hợp yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nhằm mục đích kết hôn thì người yêu cầu phải đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

2. Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ hoặc chồng nhưng đã ly hôn hoặc người vợ hoặc chồng đã chết thì phải xuất trình hoặc nộp giấy tờ hợp lệ để chứng minh; nếu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 37 của Nghị định này thì nộp bản sao trích lục hộ tịch tương ứng.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu. Nếu người yêu cầu có đủ điều kiện, việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là phù hợp quy định pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký cấp 01 bản Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người có yêu cầu. Nội dung Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải ghi đúng tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu và mục đích sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

4. Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã từng đăng ký thường trú tại nhiều nơi khác nhau, người đó có trách nhiệm chứng minh về tình trạng hôn nhân của mình. Trường hợp người đó không chứng minh được thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đã từng đăng ký thường trú tiến hành kiểm tra, xác minh về tình trạng hôn nhân của người đó.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã được yêu cầu tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu về tình trạng hôn nhân của người đó trong thời gian thường trú tại địa phương.

5. Ngay trong ngày nhận được văn bản trả lời, nếu thấy đủ cơ sở, Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người yêu cu theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

6. Trường hợp cá nhân yêu cầu cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích khác hoặc do Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã hết thời hạn sử dụng theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này, thì phải nộp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã được cấp trước đó.

 Như vậy người nước ngoài có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam nơi họ đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật để xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân như phân tích trên.

Đơn phương ly hôn là một quá trình phá vỡ mối quan hệ hôn nhân giữa hai người, khi một trong hai bên muốn chấm dứt mối quan hệ mà không có sự đồng ý của người còn lại. Đây là một vấn đề phức tạp và nhạy cảm, đòi hỏi phải tuân thủ một loạt các quy định pháp lý cũng như có căn cứ để đưa ra yêu cầu ly hôn đơn phương. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các thủ tục cần thiết và điều kiện để thực hiện đơn phương ly hôn tại Việt Nam.

Ai là người được gửi đơn ly hôn đơn phương?

Theo Điều 51 Luật Hôn Nhân Gia Đình năm 2014, vợ hoặc chồng đều có quyền yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn, người muốn đơn phương ly hôn phải gửi đơn đến Tòa án nhân dân nơi cư trú của người bị kiện (người bị yêu cầu ly hôn), đồng thời cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản, con cái, nợ chung-nếu có và các vấn đề liên quan đến việc ly hôn. Thông thường, người gửi đơn phương ly hôn là người đang chịu đựng hành vi bạo lực gia đình, hoặc một bên vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ vợ, chồng người kia, là người bị gây tổn thương nặng nề đến tình cảm gia đình, mục đích hôn nhân không đạt và không thể sống chung với người kia, thực tế là hai người đã sống riêng (mà thông thường hay gọi là sống ly thân).

Ngoài ra, cha mẹ hoặc người thân thích cũng có quyền yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiệm trọng đến tính mạng, sức khoẻ, tinh thần của họ.

Theo đó, Tòa án (cụ thể là hội đồng xét xử) sẽ xem xét và đánh giá các tình tiết khách quan của vụ án, để đưa ra quyết định chính xác và công bằng, theo đó sẽ chấp nhận yêu cầu đơn phương ly hôn hoặc bác đơn kiện, dù người đứng đơn là chồng hoặc vợ hoặc người thân thích như trên.

Lưu ý: Luật Hôn nhân gia đình có một quy định hạn chế quyền ly hôn đơn phương của người chồng, cụ thể, Khoản 2 Điều 51 Luật HN và GĐ nhấn mạnh: “chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.

Các hồ sơ cần chuẩn bị:

– Đơn xin ly hôn đơn phương (đơn khởi kiện theo mẫu).

– Đăng ký kết hôn bản chính, bản sao giấy tờ nhân thân của vợ và chồng.

– Bản sao giấy khai sinh của con chung.

– Chứng từ về quyền sở hữu quyền sử dụng tài sản chung vợ chồng- nếu có

– Nợ chung- nếu có

– Chứng cứ chứng minh bị bạo hành gia đình, hoặc chứng cứ chứng minh một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình-nếu có

            Thời gian để xem xét giải quyết thông thường là 3-4 tháng. Trong trường hợp không thể thống nhất quan điểm chung, hòa giải không thành và đủ điều kiện để giải quyết ly hôn, vụ án sẽ được xét xử theo trình tự sơ thẩm tại Toà án nhân dân cấp huyện (nếu không có yếu tố nước ngoài).

Vợ hoặc chồng đang chấp hành án phạt tù thì người còn lại có được nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn và có được tòa án giải quyết cho ly hôn hay không?. Đây là câu hỏi mà chúng tôi thường gặp trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình.

Ly hôn là giải pháp giúp cuối cùng giúp vợ, chồng thay đổi cuộc sống khi hôn nhân không hạnh phúc, nhưng nếu yêu cầu ly hôn khi vợ hoặc chồng đang phải chịu án phạt tù có vẻ chưa phải đạo lý thông thường “Có phúc cùng hưởng, có họa cùng chia”. Do đó, một số người vì sợ miệng đời dị nghị mình bội bạc và hoài nghi về quyền được ly hôn mà pháp luật quy định nên cố gắng kéo dài cuộc hôn nhân mặc dù họ không hạnh phúc. Để giúp Quý khách hàng tháo gỡ thắc mắc, nay chúng tôi muốn thông tin đến quý khách hàng về các trường hợp được quyền ly hôn theo quy định của pháp luật như sau:

Căn cứ vào Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:

1.Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2.Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3.Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Ngoài ra, khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau: “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”

Vậy tình trạng vợ chồng như thế nào được xem là trầm trọng ?. Theo hướng dẫn tại mục 8a Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP về căn cứ cho ly hôn, giải thích:

“Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi: Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hòa giải nhiều lần; Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hòa giải nhiều lần; Vợ chồng không chung thủy với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình”.

Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt”.

Như vậy, nếu có đủ căn cứ theo quy định trên thì vợ hoặc chồng được tòa án giải quyết cho ly hôn, không có quy định nào cấm người vợ hoặc chồng không được nộp đơn ly hôn với người đang chấp hành án phạt tù. Tuy nhiên, thủ tục giải quyết của tòa có thể sẽ kéo dài vì một bên bị hạn chế một số quyền công dân, tòa án phải lấy lời khai của người đang chấp hành án phạt tù để giải quyết vụ án theo đúng trình tự theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.