spot_img

CƯỠNG CHẾ CHUYỂN GIAO QUYỀN TÀI SẢN

Must read

Quyền tài sản bị cưỡng chế buộc chuyển giao theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự là quyền sử dụng đất. Biện pháp cưỡng chế buộc chuyển giao quyền sử dụng đất được áp dụng để thi hành bản án, quyết định tuyên buộc người phải thi hành án phải chuyển giao quyền sử dụng đất cho người được thi hành án hoặc cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất từ người phải thi hành án sang người trúng đấu giá hoặc cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất cho người được thi hành án nhận quyền sử dụng đất để thi hành án.

Biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ chuyển giao quyền sử dụng đất được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau: Người phải thi hành án có nghĩa vụ chuyển giao quyền sử dụng đất theo bản án, quyết định hoặc theo quy định của pháp luật; đã hết thời hạn Chấp hành viên ấn định cho người phải thi hành án tự nguyện thi hành án hoặc người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, huỷ hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án.
Cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 117 Luật Thi hành án dân sự. Khoản 1 Điều luật này đã đáp ứng yêu cầu về sự công khai, minh bạch và sự phối hợp của cơ quan hữu quan khi quy định việc cưỡng chế phải có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất được chuyển giao trong việc cưỡng chế giao quyền sử dụng đất. Điều luật này đã có những quy định về xử lý tài sản gắn liền với đất được chuyển giao. Quy định này được thiết lập đã đáp ứng tốt hơn yêu cầu về bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các chủ thể có liên quan trong thi hành án dân sự. Điều luật này có phân hóa về phương án xử lý trong trường hợp tài sản gắn liền với đất được chuyển giao trên cơ sở thời điểm tài sản được hình thành trên đất là có trước hoặc sau khi có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
Theo quy định trên thì trường hợp tài sản gắn liền với đất hình thành sau khi có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật thì Chấp hành viên yêu cầu người có tài sản đó tháo dỡ hoặc chuyển tài sản ra khỏi diện tích đất phải chuyển giao cho người được thi hành án. Nếu người có tài sản không thực hiện thì Chấp hành viên cưỡng chế tháo dỡ hoặc chuyển tài sản ra khỏi diện tích đất phải chuyển giao, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác. Chi phí cưỡng chế do người có tài sản chịu. Quy định về phương án xử lý này được xác định trên quan niệm nếu đương sự không có thỏa thuận khác thì sự tồn tại của tài sản trên quyền sử dụng đất phải chuyển giao sau khi đã có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật là không hợp pháp. Do vậy, người có tài sản phải tự tháo dỡ, chuyển tài sản hoặc bị cưỡng chế và phải chịu chi phí cưỡng chế. Trong trường hợp tài sản gắn liền với đất có trước khi có bản án, quyết định sơ thẩm nhưng bản án, quyết định được thi hành không tuyên rõ việc xử lý đối với tài sản đó thì cơ quan thi hành án dân sự yêu cầu Tòa án đã ra bản án, quyết định giải thích rõ việc xử lý đối với tài sản hoặc đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét lại nội dung bản án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Các quy định về trường hợp thứ hai này thì thẩm quyền và trách nhiệm quyết định về tài sản trên đất là thuộc về Tòa án; tuy nhiên việc nghiên cứu cho thấy bên cạnh những ưu điểm trên thì pháp luật thi hành án dân sự hiện hành cũng còn có những hạn chế nhất định, chẳng hạn như chưa có sự cập nhật các quy định về quyền hưởng dụng hoặc quyền bề mặt của Bộ luật dân sự để thiết lập các quy định tương ứng trong cưỡng chế thi hành án dân sự.
Quyền tài sản bị cưỡng chế buộc chuyển giao theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự là quyền sử dụng đất. Biện pháp cưỡng chế buộc chuyển giao quyền sử dụng đất được áp dụng để thi hành bản án, quyết định tuyên buộc người phải thi hành án phải chuyển giao quyền sử dụng đất cho người được thi hành án hoặc cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất từ người phải thi hành án sang người trúng đấu giá hoặc cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất cho người được thi hành án nhận quyền sử dụng đất để thi hành án. Biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ chuyển giao quyền sử dụng đất được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau: Người phải thi hành án có nghĩa vụ chuyển giao quyền sử dụng đất theo bản án, quyết định hoặc theo quy định của pháp luật; đã hết thời hạn Chấp hành viên ấn định cho người phải thi hành án tự nguyện thi hành án hoặc người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, huỷ hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án.

Nguồn: Tổng cục thi hành án

0/5 (0 Reviews)
- Advertisement -spot_img

More articles

- Advertisement -spot_img

Latest article