spot_img

NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI CÓ QUYỀN ĐẦU TƯ KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN TẠI VIỆT NAM KHÔNG?

Must read

Những năm gần đây khi việc đi lại thuận tiện hơn thì nhiều người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài có mong muốn trở về Việt Nam để làm ăn, đầu tư kinh doanh. Chúng tôi đã gặp nhiều câu hỏi liên quan đến việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể đầu tư kinh doanh bất động sản tại Việt Nam hay không?. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc trên.
Đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê là hình thức kinh doanh bất động sản. Vậy trước hết cần hiểu rõ kinh doanh bất động sản là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật kinh doanh bất động sản 2014, sửa đổi 2020 quy định như sau: “Kinh doanh bất động sản là việc đầu tư vốn để thực hiện hoạt động xây dựng, mua, nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản; thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản; dịch vụ sàn giao dịch bất động sản; dịch vụ tư vấn bất động sản hoặc quản lý bất động sản nhằm mục đích sinh lợi.”
Như vậy việc đầu tư vốn để xây dựng bất động sản (trong đó có nhà ở) để cho thuê là hoạt động kinh doanh bất động sản.
Vậy điều kiện để tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản là gì?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 02/2022/NĐ-CP về điều kiện để tổ chức, cá nhân kinh doanh nói chung và người Việt Nam định cư ở nước ngoài nói riêng kinh doanh bất động sản cụ thể như sau:
+ Phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật về hợp tác xã, có ngành nghề kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp);
+ Phải công khai trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, tại trụ sở Ban Quản lý dự án (đối với các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản), tại sàn giao dịch bất động sản (đối với trường hợp kinh doanh qua sàn giao dịch bất động sản) các thông tin về doanh nghiệp (bao gồm tên, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại liên lạc, tên người đại diện theo pháp luật), thông tin về bất động sản đưa vào kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật Kinh doanh bất động sản, thông tin về việc thế chấp nhà, công trình xây dựng, dự án bất động sản đưa vào kinh doanh (nếu có), thông tin về số lượng, loại sản phẩm bất động sản được kinh doanh, số lượng, loại sản phẩm bất động sản đã bán, chuyển nhượng, cho thuê mua và số lượng, loại sản phẩm còn lại đang tiếp tục kinh doanh. Đối với các thông tin đã công khai mà sau đó có thay đổi thì phải được cập nhật kịp thời ngay sau khi có thay đổi;
+ Chỉ kinh doanh các bất động sản có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định của luật hiện hành, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cần thỏa 03 điều kiện nêu trên. Có thể thấy, pháp luật đã bỏ quy định về vốn pháp định tối thiểu để được phép kinh doanh bất động sản.
Ngoài ra, có những đối tượng không cần phải thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã khi kinh doanh bất động sản, điều này được quy định tại Điều 5 Nghị định 02/2022/NĐ-CP.
– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên bao gồm:
+ Cơ quan, tổ chức thực hiện bán nhà, công trình xây dựng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất do phá sản, giải thể, chia tách theo quy định của pháp luật.
+ Cơ quan, tổ chức thực hiện bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản là tài sản công theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (AMC), công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) thực hiện bán nhà, công trình xây dựng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng dự án bất động sản đang được dùng bảo lãnh, thế chấp để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán nhà, công trình xây dựng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quyết định của Tòa án, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.
+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, cho thuê, cho thuê mua nhà, công trình xây dựng thuộc quyền sở hữu hợp pháp, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình.
+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng bất động sản do mình đầu tư xây dựng mà không phải là dự án đầu tư xây dựng bất động sản để kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể đầu tư kinh doanh bất động sản tại Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện nói trên.

0/5 (0 Reviews)
- Advertisement -spot_img

More articles

- Advertisement -spot_img

Latest article