spot_img

CÓ QUYỀN NỘP LẠI ĐƠN KHỞI KIỆN LY HÔN KHÔNG, KHI BỊ TOÀ BÁC YÊU CẦU.

Must read

Không phải tất cả yêu cầu khởi kiện ly hôn đều được Hội đồng xét xử chấp nhận, vẫn có trường hợp bị bác yêu cầu, vì nhiều lý do, nhưng thông thường là yêu cầu ly hôn không có căn cứ, xét thấy mâu thuẫn vợ chồng chưa đến mức trầm trọng để quyết định cho ly hôn. Vậy sau khi bị bác yêu cầu, quyền nộp đơn lại các bên được quy định như thế nào và thời gian cụ thể để nộp đơn lại.

1. Quyền được nộp đơn lại sau khi yêu cầu ly hôn bị bác, được hướng dẫn tại điểm c Mục 10, Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP:

10. Ly hôn theo yêu cầu của một bên (Điều 91)

c. Cần chú ý là tuy pháp luật tố tụng chưa quy định, nhưng đối với người có đơn yêu cầu xin ly hôn mà bị Toà án bác đơn xin ly hôn thì sau một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án bác đơn xin ly hôn có hiệu lực pháp luật, người đó mới lại được yêu cầu Toà án giải quyết việc xin ly hôn.

Như vậy, đối với trường hợp một bên đơn phương nộp đơn ra tòa ,mà bị bác đơn, thì thời gian nộp lại đơn ly hôn khác là sau một năm sau.

Mục đích của nhà làm luật quy định thời gian trên là tạo điều kiện cho vợ chồng có thể suy nghĩ, xem xét và cùng nhau vun đắp lại cuộc sống gia đình, trong một khoảng thời gian 12 tháng, sau đó mới nên quyết định ly hôn hay đoàn tụ.

2. Các căn cứ bác đơn ly hôn của Hội đồng xét xử

Điều 56 Luật HNGD năm 2014 có quy định về việc Ly hôn theo yêu cầu của một bên:

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Ngoài ra, còn có một quy định riêng, về việc “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.

Như vậy, Hội đồng xét xử có thể bác đơn yêu cầu ly hôn của một bên trong các trường hợp sau:

i) Trong hồ sơ vụ án, không có chứng cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình, hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

ii) Và cũng không có chứng cư về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia trong trường hợp Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo Khoản 2 Điều 51 Luật HNGD năm.

iii) Và Hội đồng xét xử sẽ bác đơn khi chồng yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Cần tư vấn chi tiết hơn về luật Hôn nhân gia đình, và những tình huống giải quyết vụ án thực tế, xin liên hệ trực tiếp văn phòng luật sư Lê Giang qua email: giang.lehoai@legianglaw.vn. Hoặc điện thoại: 090.3392.117.

0/5 (0 Reviews)
- Advertisement -spot_img

More articles

- Advertisement -spot_img

Latest article