spot_img

KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN CÓ CẦN LÀM THỦ TỤC LY HÔN.

Must read

Rất nhiều cặp đôi chung sống với nhau, có con chung, cùng nhau tạo lập tài sản trong thời gian chung sống nhưng không đăng ký kết hôn vì nhiều lý do. Đến khi quyết định chia tay, việc xử lý mối quan hệ riêng cũng như quyền đối với con chung hoặc việc phân chia tài sản lại là một khó khăn, khi toà án không đồng ý nhận hồ sơ ly hôn như bình thường bởi không xuất trình được giấy đăng ký kết hôn.

Cùng tìm hiểu quy định pháp luật đối với vấn đề trên, qua bài viết sau.

Quy định tại khoản 1 điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: “Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng”.

Và Khoản 1 điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng xác định: “Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng”.

Như vậy, nếu không phải hôn nhân thực tế thì các trường hợp còn lại mà chung sống nhưng không đăng ký kết hôn theo quy định pháp luật thì không được công nhận là vợ chồng.

Khoản 4 điều 3 thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP có hướng dẫn chi tiết:

4. Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn (không phân biệt có vi phạm điều kiện kết hôn hay không) và có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý, giải quyết và áp dụng Điều 9 và Điều 14 của Luật hôn nhân và gia đình tuyên bố không công nhận quan hệ hôn nhân giữa họ. Nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật hôn nhân và gia đình.”

Tòa án sẽ thụ lý giải quyết và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng mà không phải quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn hoặc chấp nhận yêu cầu ly hôn như bình thường.

Về con chung: hai người có quyền thỏa thuận về việc người trực tiếp nuôi con, việc cấp dưỡng nuôi con, căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, hoặc mỗi bên đều có quyền yêu cầu tòa án giải quyết, khi giải quyết tòa sẽ xem xét nguyện vọng của trẻ từ 07 tuổi trở lên.

Lưu ý: Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ khi người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc hai bên tự thỏa thuận mà việc thỏa thuận này phù hợp với lợi ích của trẻ.

Về tài sản chung: Pháp luật vẫn tôn trọng sự thỏa thuận của của 2 bên, chỉ khi không thỏa thuận được thì mỗi bên thực hiện quyền yêu cầu Tòa án phân chia, dựa trên nguyên tắc tài sản chung chia đôi, có xem xét vào công sức đóng góp của hai bên vào việc tạo lập tài sản, hoàn cảnh gia đình và đảm bảo quyền lợi của mỗi bên trong sản xuất kinh doanh, nghề nghiệp, bảo vệ lợi ích của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự , không có khả năng lao động, tài sản để nuôi bản thân.

0/5 (0 Reviews)
- Advertisement -spot_img

More articles

- Advertisement -spot_img

Latest article