spot_img

NGƯỜI GIÁM HỘ CHO NGƯỜI NHÀ BỊ MẤT
KHẢ NĂNG LAO ĐỘNG?

Must read

Trong trường hợp người lao động bị tai nạn lao động hoặc vì nguyên nhân nào đó dẫn đến mất khả năng nhận thức, vậy ai sẽ là người giám hộ cho người lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi của người lao động, cũng như các tài sản thuộc quyền sở hữu của người lao động.

Trong quá trình hành nghề của mình, chúng tôi đã tư vấn cho nhiều trường hợp tương tự, chúng tôi xin nêu một trường hợp điển hình để quý khách hàng tham khảo và có thêm thông tin về quy định của pháp luật đến vấn đề này.

Anh A là công nhân của nhà máy cơ khí, trong một lần tham gia giao thông đã bị tai nạn phải phẩu thuật não và dẫn đến tính trạng mất khả năng nhận thức. Anh A có vợ là B và có 02 người con. Tài sản chung của hai vợ chồng ngoài căn nhà cấp 4 thì còn gửi tiết kiệm trong ngân hàng số tiền 500 triệu đồng do anh A đứng tên. Số tiền chạy chữa bệnh cho anh A cũng tốn không ít nên chị B có ý định rút số tiền tiết kiệm gửi trong ngân hàng, chị B đã đến UBND xã nơi thường trú trình bày sự việc và được Phòng tư pháp UBND cấp giấy chứng nhận chị B là người giám hộ cho anh A để đến ngân hàng rút tiền. Chị B đã đến ngân hàng làm thủ tục nhưng bị từ chối và được trả lời phải có quyết định của Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì mới được. Chị B đến xin tư vấn việc ngân hàng yêu cầu như vậy có đúng pháp luật không?

Căn cứ vào Điều 47 BLDS 2015, những người sau đây được giám hộ

– Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;

– Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;

– Người mất năng lực hành vi dân sự;

– Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Theo quy định tại Điều 22, 23 BLDS 2015, để tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì cần phải có quyết định của tòa án. Với trường hợp của anh A, muốn xác định chị B là người giám hộ của anh A thì phải có quyết định của tòa án anh A là người mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thực, làm chủ hành vi.

Như vậy việc phòng tư pháp UBND xã cấp giấy chứng giám hộ cho chị A khi chưa có quyết định của tòa án là không đúng quy định của pháp luật.

0/5 (0 Reviews)
- Advertisement -spot_img

More articles

- Advertisement -spot_img

Latest article