Hiểu được toàn bộ quy trình để có sự chuẩn bị đầy đủ nhất là điều cần thiết cho mỗi một nguoi con khi bảo lãnh cha mẹ đoàn tụ tại Mỹ.
Bước 1: NỘP HỒ SƠ BẢO LÃNH CHO SỞ DI TRÚ HOA KỲ
Việc đầu tiên, là thu thập và chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để mở hồ sơ bảo lãnh cho Cha Mẹ sang Mỹ. Những giấy tờ cần thiết cho hồ sơ bảo lãnh xin xem tại bài viết riêng trên web.
Sau đó, tiến hành gửi hồ sơ đến Sở Di trú Hoa Kỳ và chờ đợi hồ sơ được duyệt. Thời gian chờ đợi của hồ sơ bảo lãnh Cha Mẹ được Sở Di Trú chấp thuận phụ thuộc vào từng thời điểm. Tuy nhiên, thông thường thì mất khoảng 8 – 12 tháng.
Bước 2: BẢO TRỢ TÀI CHÍNH VÀ THỦ TỤC GIẤY TỜ TẠI TRUNG TÂM THỊ THỰC QUỐC GIA (NVC)
Sau khi Sở Di trú chấp thuận hồ sơ, Sở sẽ gửi hồ sơ về Trung tâm thi thực quốc gia (NVC) chờ xét duyệt.
Lúc này, người bảo lãnh cần làm một bộ bảo trợ tài chính cho người được bảo lãnh. Việc này nhằm chứng minh người bảo lãnh có đủ khả năng chi trả cho cuộc sống của người được bảo lãnh và người được bảo lãnh sẽ không trở thành gánh nặng cho xã hội.
Bảng hướng dẫn bảo trợ tài chính di dân sẽ quy định rõ ràng hạn mức bảo lãnh cho các trường hợp.
Trong trường hợp mức thu nhập của người bảo lãnh không đủ điều kiện, có thể tìm người đồng bảo trợ, đối tượng đồng bảo trợ cụ thể cũng được chỉ rõ trong bảng hướng dẫn bảo trợ tài chính di dân.
Những giấy tờ và đơn từ cần thiết của người bảo lãnh để làm Bộ Bảo trợ tài chính:
– Bản sao thuế thu nhập của năm gần nhất
– Bản sao 3 chứng từ lương gần nhất
– Bản sao giấy phép kinh doanh ( nếu có )
– Giấy đăng ký kết hôn (nếu có)
– Mẫu đơn I-864
Giấy tờ cần thiết của người ở Việt Nam để nộp cho NVC:
– Bản sao giấy khai sinh
– Bản sao kết hôn nếu bảo lãnh cha)
– Bản sao giấy ly hôn (nếu có)
– Bản sao giấy chứng tử của vợ/chồng (nếu có).
– Bản sao hộ chiếu
– 2 tấm hình 5×5 cm
– Phiếu lý lịch tư pháp số 2
Thời gian: khoảng 4 – 7 tháng để hoàn thành tiến trình hồ sơ và bảo trợ tài chính cho đến khi phỏng vấn.
Bước 3: PHỎNG VẤN TẠI LÃNH SỰ QUÁN HOẶC ĐẠI SỨ QUÁN MỸ TẠI VIỆT NAM
Khi có thư mời phỏng vấn của Lãnh sự quán, Nguoi được bảo lãnh cần đi khám sức khỏe xuất cảnh và chính ngừa.
Những giấy tờ và đơn từ cần thiết cho buổi phỏng vấn:
-Thư mời phỏng vấn.
– 4 tấm hình thẻ 5×5 hình màu nền trắng.
– Mẫu đơn DS-260.
– Hộ chiếu (bản chính + 1 photo).
– Hộ khẩu (1 photo).
– Căn cước công dân (bản chính + 1 photo).
– Khai sinh (bản chính + photo).
– Giấy chứng nhận kết hôn (bản chính + photo) – nếu bảo lãnh cha.
– Giấy ly hôn (nếu có).
– Phiếu lý lịch tư pháp số 2 ( bản chính + photo ).
– Khai sinh của người bảo lãnh(bản chính+photo).
– Bằng chứng chứng minh mối quan hệ cha/mẹ ruột bao gồm:
Hình ảnh chụp chung (từ nhỏ đến lớn).
Học bạ.
Hộ khẩu cũ (có tên của cả cha/mẹ và con).
Sổ gia đình công giáo (nếu có)
Bằng chứng liên lạc ( thư từ, email …), giấy gởi tiền (nếu có)
Để đảm bảo thực hiện đủ và đúng các yêu cầu của hồ sơ, việc thuê dịch vụ từ văn phòng luật sư vẫn là một lựa chọn đúng đắn nhất để tránh mất thời gian và công sức.