spot_img

CHO THUÊ, BÁN TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG LÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT

Must read

Món lợi vài trăm đến vài triệu đồng nhưng người bán tài khoản có nguy cơ bị phạt số tiền gấp hàng chục lần thậm chí bị xử lý hình sự vì đã tiếp tay cho tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tiền.

Cách đây chưa lâu, với chiêu giả danh giáo viên, nhân viên y tế để gọi điện cho phụ huynh báo tin con em họ bị nạn ở trường, đang nhập viện và yêu cầu chuyển tiền đến tài khoản lạ. Thông qua tài khoản của người khác, kẻ gian dễ dàng chiếm đoạt hàng chục, hàng trăm triệu đồng mỗi vụ.

Lợi nhỏ, nguy lớn

Theo thượng tá Lê Mạnh Hà – phó trưởng phòng tham mưu Công an TP.HCM, khi xác minh sự việc, các số điện thoại lừa đảo đều tắt máy, không còn hoạt động, không xác định được chủ thuê bao, cũng không thể hiện vị trí GPS.

Cơ quan công an xác minh được chủ tài khoản đã nhận tiền nhưng những người này đã bán tài khoản cho người khác với số tiền 1,5 – 2 triệu đồng/tài khoản.

Tiền chiếm đoạt qua tài khoản được “tẩu tán” rất nhanh, chỉ trong vòng từ 10 – 30 phút ngay sau khi nạn nhân chuyển tiền.

Tiền được chia nhỏ, sử dụng để mua hàng hóa điện tử tại các trang thương mại của nước ngoài hoặc chuyển tiền vào ví điện tử mua thẻ cào điện thoại, thẻ game… chứ không rút tiền mặt.

Theo thượng tá Lê Mạnh Hà, nhiều người dân dễ bị kẻ gian lôi kéo, thuê mướn dùng thông tin giấy tờ cá nhân đăng ký mở tài khoản ngân hàng sau đó thu mua lại với giá từ 500.000 – 1.000.000 đồng.

Đa số những người được thuê mở tài khoản không biết việc mình mở tài khoản để bán, cho thuê, cho mượn là vi phạm pháp luật. Các đường dây lừa đảo là người nước ngoài tổ chức tìm người cung cấp số tài khoản (để nhận tiền lừa đảo), mỗi số tài khoản thuê thì đối tượng trả công từ 400.000 – 700.000 đồng.

Đối mặt với rắc rối và án phạt

Theo cảnh báo của thượng tá Lê Mạnh Hà, việc tiếp tay cho tội phạm sử dụng lừa đảo thì hành vi cho thuê, mượn, mua bán tài khoản ngân hàng đó là hành vi vi phạm pháp luật.

Mức xử phạt tiền 40 – 100 triệu đồng căn cứ vào các khoản 5, khoản 6 điều 26, nghị định 88/2019/NĐ-CP (xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng). Tùy mức độ người vi phạm còn có thể bị xử lý hình sự về tội danh tại điều 291 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt tiền đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù đến 7 năm.

Người dân cần nhận thức rõ việc sử dụng thông tin cá nhân của bản thân để mở tài khoản ngân hàng sau đó mua bán, cho thuê, mượn là vi phạm pháp luật và có thể liên đới xem xét xử lý hình sự nếu biết mà không tố giác tố cáo hoạt động mua bán thông tin tài khoản ngân hàng của đối tượng khác, gây hậu quả nghiêm trọng.
Thượng tá Lê Mạnh Hà
Thực tế, sau khi biết mình bị lừa đảo chuyển tiền vào tài khoản, nạn nhân liên hệ với ngân hàng (nơi mở tài khoản) yêu cầu hỗ trợ khóa tài khoản hoặc chặn việc giao dịch. Tuy nhiên, kẻ gian thường “tẩu tán” tiền rất nhanh sang nhiều tài khoản khác.

Nhiều khi, các ngân hàng cần phải có sự phối hợp của cơ quan công an mới vào cuộc được. Kẻ gian cao chạy xa bay, rắc rối pháp lý chủ tài khoản khó tránh.
Nguồn: tuoitre online

0/5 (0 Reviews)
- Advertisement -spot_img

More articles

- Advertisement -spot_img

Latest article