spot_img

ẢNH CHỤP MÀN HÌNH ĐIỆN THOẠI CÓ ĐƯỢC XEM LÀ CHỨNG CỨ TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ KHÔNG?

Must read

Hiện nay có rất nhiều trường hợp trong các giao dịch dân sự được thực hiện bằng việc trao đổi thông qua tin nhắn trên zazlo, facebook. Vậy khi xảy ra tranh chấp có thể xem ảnh chụp màn hình tin nhắn đó làm chứng cứ tại tòa hay không?. Dưới đây là quy định của pháp luật về vấn đề này.
Căn cứ khoản 2 Điều 94 BLTTDS 2015 quy định tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử được xem là nguồn của chứng cứ, vậy tài liệu do đương sự vụ án cung cấp là file ghi âm, hay hình ảnh có thể được xem là chứng cứ.
Căn cứ Điều 10 Luật Giao dịch điện tử 2005 thì ảnh chụp màn hình được xem là một dạng dữ liệu điện tử.
Tuy nhiên, để được xem là chứng cứ hợp pháp thì căn cứ theo khoản 2 Điều 95 BLTTDS 2015 quy định tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó. Nếu đương sự không xuất trình các văn bản nêu trên, thì tài liệu nghe được, nhìn được mà đương sự giao nộp không được coi là chứng cứ.
Tại khoản 1 Điều 6 BLTTDS 2015 quy định chứng cứ mà đương sự cung cấp phải được chứng minh là có căn cứ và hợp pháp.
Như vậy, ảnh chụp màn hình tin nhắn sẽ được xem là chứng cứ hợp pháp trong vụ án dân sự nếu người giao nộp xuất trình được văn bản trình bày về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan đến những tin nhắn trong hình chụp là có căn cứ, đúng sự thật nếu không sẽ không được coi là chứng cứ hợp pháp.

0/5 (0 Reviews)
- Advertisement -spot_img

More articles

- Advertisement -spot_img

Latest article