spot_img

CÓ ĐƯỢC LY HÔN KHI CHỒNG/VỢ BỊ TÂM THẦN

Must read

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định việc một bên đại diện khi vợ hoặc chồng hạn chế, bị mất năng lực hành vi dân sự (do bệnh tâm thần hoặc bệnh khác) như sau:

“3. Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan.
Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn.”
Như vậy, người còn lại vẫn có quyền yêu cầu ly hôn ngay trong trường hợp vợ/ chồng mắc bệnh tâm thần và Tòa án sẽ giải quyết ly hôn, Toà sẽ căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, để chỉ định người khác làm đại diện cho người mất năng lực hành vi dân sự trong quá trình giải quyết ly hôn.

 Điều 53 Bộ luật dân sự quy định về người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự như sau:

Trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:

– Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ;

– Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ;

– Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.”

0/5 (0 Reviews)
- Advertisement -spot_img

More articles

- Advertisement -spot_img

Latest article