spot_img

HÀNH VI GỌI ĐIỆN THOẠI KHỦNG BỐ, NHẮN TIN ĐE ĐỌA NGƯỜI VAY TIỀN BỊ XỬ LÝ THẾ NÀO?

Must read

Trong cuộc sống hằng ngày không khó gặp trường hợp người đi “vay nóng” tiền từ các công ty tài chính, tổ chức tín dụng đen hoặc cá nhân cho vay nặng lãi bị khủng bố bằng các cuộc gọi điện, tin nhắn gây áp lực buộc người vay phải trả tiền. Đa số các hình thức vay tiền này, người vay phải trả một mức lãi xuất khá cao và mất khả năng trả nợ khi đến hạn, lúc này thường phải chịu sự sức ép từ bên cho vay. Vậy việc bên cho vay tiền mà gọi điện, nhắn tin khủng bố người vay có bị xử phạt như thế nào?.

Theo điểm g khoản 3 điều 102 Nghị định số: 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử có quy định như sau:

 Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.

Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm.

Về mức xử phạt, theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt như sau: Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Theo đó, nếu tổ chức cho vay có hành vi gọi điện thoại khủng bố, nhắn tin đe dọa người vay nhiều lần sẽ bị tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi này.

0/5 (0 Reviews)
- Advertisement -spot_img

More articles

- LEGIANGLAW.VN -spot_img

Latest article