Mỗi cá nhân đều có quyền bình đẳng về quyền được hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Vậy khi ông bà mất đi, cháu (nội, ngoại) có được hưởng di sản thừa kế hay không, trong những trường hợp nào?Nội dung bài viết sau sẽ đề cập đến những quy định của pháp luật về vấn đề này.
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015: Di chúc thể hiện ý chí, nguyện vọng của cá nhân nhằm chuyển tài sản do mình sở hữu cho người khác sau khi chết. Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Do đó, ông bà hoàn toàn có quyền chỉ định người thừa kế cũng như phân định phần di sản cho các cháu nội, ngoại.
Cụ thể, cháu sẽ nhận được thừa kế từ ông bà trong những trường hợp sau:
– Trường hợp 1: Hưởng di sản thừa kế theo di chúc
Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật dân sự năm 2015 : Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Người để lại di chúc hoàn toàn có quyền tự mình quyết định, định đoạt ai là người được hưởng số tài sản của mình. Nội dung di chúc rất đa dạng như điều căn dặn con cháu, bí mật của gia đình dòng họ được tiết lộ, lập hương hỏa, phân chia di sản cho từng người…
Bởi vậy, nếu trong di chúc, ông, bà có để lại di sản cho người cháu thì hiển nhiên người cháu được quyền hưởng di sản thừa kế từ ông, bà một cách hợp pháp.
– Trường hợp 2: Thừa kế thế vị
Điều 652 BLDS quy định: Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Trong trường hợp này, đáng nhẽ con của ông bà (tức bố mẹ của người cháu ) sẽ được hưởng khối di sản này nhưng người đó lại mất trước hoặc cùng thời điểm với ông bà thì cháu sẽ được thay cha hoặc mẹ mình hưởng phần di sản thừa kế mà người bố, mẹ của mình lẽ ra sẽ được hưởng nếu vẫn còn.
Bố, mẹ của các cháu là các đối tượng thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông bà, do đó nếu ông bà chết trước thì quyền hưởng thừa kế di sản này thuộc về bố, mẹ và hình thức thừa kế thế vị sẽ không được áp dụng trong trường hợp này.
– Trường hợp 3: Thừa kế theo pháp luật do không có hàng thừa kế thứ nhất
Theo quy định về hàng thừa kế trong Bộ luật dân sự 2015 thì:
“a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
2. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Trong trường hợp ông bà không còn người thuộc hàng thừa kế thứ nhất còn sống thì cháu (hàng thừa kế thứ 2) được hưởng di sản của ông bà.
Trường hợp 4: Hưởng di sản thừa kế theo pháp luật
- Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 650 của Bộ luật dân sự 2015 bao gồm:
- Không có di chúc;
- Di chúc không hợp pháp ;
- Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc
- Cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế
- Người được hưởng thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản
- Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, người cháu thuộc hàng thừa kế thứ hai, gồm:
- Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại,
- Anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết;
- Cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại
- Trong trường hợp này, người cháu (là hàng thừa kế thứ 2) được hưởng di sản thừa kế khi không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất vì các lý do sau:
- Chết
- Không có quyền hưởng di sản
- Bị truất quyền hưởng di sản
- Từ chối nhận di sản
Như vậy: Có thể kết luận cháu có quyền hưởng thừa kế của ông bà theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật khi thỏa mãn theo các quy định đã đề cập như trên.
Hy vọng nội dung bài viết này đã giúp độc giả nắm được 1 số quy định về thừa kế của cháu đối với di sản của ông bà để lại.
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ LÊ GIANG với hơn 13 năm kinh nghiệm có thể tư vấn đến quý vị về nhiều vấn đề pháp lý đa dạng liên quan. đặc biệt xử lý những hồ sơ liên quan nhà đất KHÓ và liên quan đến người Viêt Nam ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI.…là các dịch vụ pháp lý nổi bật của Văn phòng chúng tôi.
Chúng tôi sẽ tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn cho các bạn từng bước thủ tục cho đến khi có hoàn tất các thủ tục cần thiết.
Văn phòng chúng tôi cam kết không nhận phí khi hồ sơ không hoàn tất.
——————————–
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ LÊ GIANG -LEGIANGLAW
Địa chỉ văn phòng: 47/1 Nguyễn Văn Đậu, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Điện thoại: 028. 66726117
Luật sư tư vấn(Telephone, zalo, viber) : 0903.392.117-0902.268.667- 0901.85.96.83.
Web: www.legianglaw.vn
Email: lsgiangle@gmail.com