spot_img

LẬP DI CHÚC ĐỂ DI SẢN CHO CON NUÔI KHÔNG CHO CON ĐẺ CÓ HỢP PHÁP KHÔNG?

Must read

Trong cuộc sống có một số trường hợp cha mẹ lập di chúc để lại tài sản cho con nuôi mà không để lại cho con để, vậy di chúc đó có được xem là hợp pháp không. Để hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ phân tích quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này như sau:

Trước tiên phải hiểu di chúc là Di chúc là gì? Theo quy định tại Điều 624 BLDS 2015 “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết” và tại Điều 626 BLDS 2015 thì người lập di chúc có quyền sau đây:

– Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

– Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

– Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

– Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

– Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Như vậy theo quy định trên di chúc là thể hiện, mong muốn, nguyên vọng của người lập di chúc chuyển tài sản cho người khác sau khi chết và người lập di chúc được quyền chỉ định người hưởng di sản, cũng như truất quyền hưởng di sản. Nội dung di chúc không bị ràng buộc giữa người để lại di sản và người nhận di sản phải có quan hệ huyết thông, mà người hưởng di sản có thể là bất kỳ người nào theo mong muốn của người lập di chúc, trừ những người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo quy định tại 644 BLDS 2015.

Do đó, việc cha mẹ quyền lập di chúc để lại di sản cho con nuôi mà không để lại cho con đẻ vẫn được xem là hợp pháp nếu di chúc đó áp ứng đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của di chúc như:

– Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

– Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

0/5 (0 Reviews)
- Advertisement -spot_img

More articles

- Advertisement -spot_img

Latest article