Bài viết

Di chúc là một giấy tờ hợp pháp thể hiện nguyện vọng, mong muốn của một người về cách phân chia tài sản mình có được sau khi chết. Vậy làm sao để lập được một văn bản di chúc có giá trị pháp lý, được pháp luật công nhận, không bị vô hiệu? Đây là thắc mắc của khách hàng mà Legianglaw thường xuyên được đề nghị tư vấn, bài viết sau sẽ cung cấp 1 số quy định pháp luật về vấn đề này.

Để di chúc có giá trị pháp lý, cần phải đảm bảo di chúc hợp pháp. Vì vậy, trong quá trình thực hiện việc lập di chúc bằng văn bản, cần lưu ý 1 số điều cơ bản sau:

– Người lập di chúc: là người đã thành niên, người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý; không mất năng lực hành vi dân sự, phải minh mẫn, sáng suốt, không mắc bệnh tâm thần, không bị ép buộc, cưỡng chế để lập di chúc.

Nội dung bắt buộc trong di chúc: Ngày, tháng, năm lập di chúc; họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; di sản để lại và nơi có di sản; việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ (nếu có). Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Người làm chứng cho di chúc: Người làm chứng cho việc lập di chúc có thể bất kỳ người nào và phải là những người không có mối quan hệ thừa kế với người để lại di sản thì mới được coi là hợp pháp .

Thời điểm lập di chúc: Là thời điểm một người còn sống hoặc đang lâm bệnh nặng và có nguyện vọng để lại tài sản cho người khác sau khi chết.

Công chứng di chúc: Sau khi lập di chúc, người lập di chúc phải tuyên bố nội dung di chúc, ký và điểm chi vào di chúc trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Người có thẩm quyền chứng thực hoặc công chứng viên ký chứng nhận vào bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.

Hy vọng các thông tin liên quan về việc lập di chúc bằng văn bản mà chúng tôi cung cấp trên đây giúp cho người lập di chúc và người thừa kế hiểu rõ hơn về quyền lợi hợp pháp của mình.

Nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn về trường hợp cụ thể của bạn, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo thông tin sau:

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ LÊ GIANG- LEGIANGLAW

Địa chỉ: 47/1 Nguyễn Văn Đậu, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TP.HCM, Việt Nam.

Luật sư Lê Hoài Giang- Trưởng văn phòng

Điện thoại:  0903.392.117

Website: www.legianglaw.vn

Email: giang.lehoai@legianglaw.vn

Pháp luật quy định, cá nhân nào cũng có quyền định đoạt tài sản của mình bằng cách để lại tài sản của mình qua di chúc trước khi chết.  Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Để bảo vệ quyền lợi của những người có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân gắn bó với người để lại di sản, pháp luật đã có những quy định về trường hợp những người thừa kế không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, di sản của người chết để lại sẽ được chia theo di chúc hợp pháp, nếu không có di chúc hoặc di chúc không hợp lệ thì chia theo pháp luật. Tuy nhiên, dù phân chia theo di chúc hay theo pháp luật thì 4 nhóm người dưới đây được đều nhận được một phần di sản, kể cả khi không có tên trong di chúc. Điều 644 BLDS 2015 quy định cụ thể như sau:

  1. Con chưa thành niên: Trong trường hợp này, độ tuổi chưa thành niên được xác định tại thời điểm mở thừa kế tức là thời điểm người có di sản thừa kế chết.
  2. Cha/ mẹ của người để lại di sản: Cha, mẹ đẻ hoặc cha, mẹ nuôi của người để lại di sản.
  3. Vợ/ chồng của người để lại di sản: Vợ, chồng hợp pháp của người để lại di sản, theo pháp luật về hôn nhân và gia đình.
  4. Con thành niên mà không có khả năng lao động của người để lại di sản.

Như vậy, nếu không có tên trong di chúc nhưng thuộc các trường hợp kể trên thì mỗi người sẽ được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật.

Trường hợp người để lại di chúc chỉ cho họ hưởng di sản ít hơn 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật, thì những đối tượng này vẫn được hưởng bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật.

Tuy nhiên, nếu họ từ chối nhận di sản hoặc thuộc các trường hợp quy định tại K1 Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 sau đây thì họ không có quyền hưởng di sản thừa kế:

  1. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
  2. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
  3. Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Hy vọng thông tin trong bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về quy định liên quan đến những người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc.

Nếu  bạn còn bất cứ vấn đề gì chưa rõ, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn, giải đáp một cách cụ thể nhất

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ LÊ GIANG- LEGIANGLAW

Địa chỉ: 47/1 Nguyễn Văn Đậu, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TP.HCM, Việt nam.

Trưởng văn phòng: Luật sư Lê Hoài Giang

Luật sư tư vấn(Telephone, zalo, viber) : 0903.392.117-0902.268.667- 0901.85.96.83.

Website: www.legianglaw.vn

Email: giang.lehoai@legianglaw.vn

Theo quy định của pháp luật hiện hành, có 2 cách để 1 người được hưởng thừa kế đó là thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.Tuy nhiên thực tế nhiều người dân không hiểu rõ cụ thể 2 khái niệm đó khác nhau ra sao và áp dụng trong trường hợp nào. Bài viết sau sẽ giúp bạn có 1 số thông tin hữu ích về quy định của pháp luật thừa kế.

Thừa kế được hiểu là sự chuyển giao di sản của người đã chết cho người còn sống theo di chúc hoặc theo pháp luật

  1. Thừa kế theo di chúc
  • Thừa kế theo di chúc là sự thể hiện ý chí, nguyện vọng của người chết nhằm chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người khác thông qua di chúc.
  • Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
  • Người được thừa kế theo di chúc là cá nhân, tổ chức có tên trong di chúc và đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
  • Thời điểm mở di chúc hợp pháp là khi người lập di chúc chết nghĩa là thời điểm đó di chúc mới có hiệu lực pháp luật.
  • Người thừa kế phải còn sống vào thời điểm mở di chúc hoặc sinh ra và còn sống trước khi người lập di chúc chết.
  • Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
  • Thừa kế theo di chúc được ưu tiên áp dụng trước để bảo vệ và tôn trọng ý chí tự định đọat của người có di sản để lại đối với tài sản của họ.
  • 2. Thừa kế theo pháp luật
  • Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo quy định của pháp luật. Việc một người được nhận di sản thừa kế được xác định theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự do pháp luật quy định.
    • Các cá nhân có quan hệ huyết thống (Điều 676 BLDS) hoặc nuôi dưỡng như Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản (Điều 679 BLDS) đối với người để lại di sản.
    • Cha mẹ, vợ chồng, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất khả năng lao động được pháp luật bảo vệ quyền thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc (Điều 669BLDS)
    • Các cá nhân có quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng đối với người để lại di sản (Điều 651)
  • Thừa kế theo pháp luật chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau:
    • Không có di chúc
    • Di chúc không hợp pháp
    • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
    • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
    • Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
    • Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
  • Nếu có tranh chấp thừa kế thì theo quyết định của tòa án về phân chia di sản.

Hy vọng 1 số thông tin cơ bản về quyền thừa kế của bài viết trên sẽ hữu ích đối với bạn. Nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn về trường hợp của mình, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ:

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ LÊ GIANG chuyên xử lý những hồ sơ khai di sản thừa kế KHÓ và liên quan đến người Viêt Nam ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI.
Văn phòng chúng tôi cam kết không nhận phí khi hồ sơ không hoàn tất.
Website: legianglaw.vn
Email: lsgiangle@gmail.com
Luật sư tư vấn(Telephone, zalo, viber) : 0903.392.117-0902.268.667- 0901.85.96.83.

Trong quá trình thực hiện dịch vụ hỗ trợ lập di chúc cho khách hàng, Văn phòng luật sư Lê Giang thường được hỏi rất nhiều vấn đề liên quan đến việc lập di chúc. Việc lập di chúc có bắt buộc phải khám sức khoẻ hay không là 1 trong các nội dung mà người muốn lập di chúc hay cần tư vấn. Nội dung bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu cụ thể hơn những quy định của pháp luật về vấn đề này:

Theo Bộ luật Dân sự, di chúc là sự thể hiện ý chí , nguyện vọng của 1 người trong việc định đoạt tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Một trong những điều kiện hợp pháp của di chúc theo Điều 652 Bộ luật Dân sự có quy định “Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép”.

Về trình tự, thủ tục chứng nhận di chúc theo quy định của pháp luật hiện hành không có quy định nào yêu cầu người lập di chúc phải xuất trình giấy khám sức khỏe hay giấy chứng nhận tình trạng sức khỏe do hội đồng giám định y khoa cấp.

Tuy nhiên, theo Nghị định 75/CP về công chứng, chứng thực thì người thực hiện việc công chứng, chứng thực di chúc phải xác định về trạng thái tinh thần của người lập di chúc. Nếu có nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức được hành vi của mình thì không chứng thực di chúc đó.

Do vậy khi tiếp xúc với người muốn lập di chúc, nếu công chứng viên nhận thấy người này còn minh mẫn, nhận thức tốt, có thể tự đọc, viết di chúc thì thường không yêu cầu người lập di chúc phải xuất trình giấy khám sức khỏe.

 Còn đối với trường hợp người lập di chúc đã cao tuổi, không đọc, không viết được hoặc nằm trên giường bệnh, phải yêu cầu công chứng viên đến tận nhà hoặc bệnh viện để chứng nhận di chúc thì công chứng viên mới yêu cầu phải có giấy khám sức khỏe của cơ quan y tế. Giấy khám sức khỏe này do các cơ quan y tế sau đây cấp: phòng khám đa khoa của các quận huyện hoặc các bệnh viện cấp. Trong đó cơ quan y tế sẽ xác định người lập di chúc không bị tâm thần hay mắc các bệnh khách mà không thể nhận thức làm chủ được hành vi của mình (thần kinh còn minh mẫn, tiếp xúc tốt).

 Giấy khám sức khỏe  là cơ sở cho người chứng nhận di chúc xác định về trạng thái tinh thần của người lập di chúc khi chứng nhận và đồng thời cũng là chứng cứ để giải quyết các khiếu nại, tranh chấp về sau liên quan đến trạng thái, tinh thần của người lập di chúc tại thời điểm lập di chúc. Do đó, công chứng viên sẽ yêu cầu xuất trình giấy khám sức khỏe để đảm bảo tính hợp pháp của di chúc.

Tóm lại, giấy khám sức khoẻ không phải là điều kiện bắt buộc khi lập di chúc mà tuỳ từng trường hợp cụ thể, công chứng viên sẽ yêu cầu cung cấp giấy khám sức khoẻ để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lập di chúc theo quy định pháp luật.

 VĂN PHÒNG LUẬT SƯ LÊ GIANGhơn 13 năm kinh nghiệm chuyên xử lý những hồ sơ di chúc, tranh chấp thừa kế , khai di sản thừa kế KHÓ và thừa kế liên quan đến người Viêt Nam ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI.

Bạn còn nhiều các vấn đề cần tư vấn liên quan đến thủ tục lập di chúc này? Hãy liên lạc với chúng tôi để được hỗ trợ, hướng dẫn các bạn từng bước thủ tục cho đến khi có hoàn tất các thủ tục cần thiết:

  • Tư vấn quyền và nghĩa vụ của người lập di chúc
  • Tư vấn về thủ tục lập di chúc
  • Tư vấn sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc
  • Tư vấn thủ tục công chứng, chứng thực
  • Tư vấn về việc gửi giữ di chúc
  • Tư vấn thủ tục công bố di chúc
  • Tư vấn giải thích nội dung di chúc

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ LÊ GIANG

Địa chỉ: 47/1 Nguyễn Văn Đậu, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TP.HCM, Việt nam. Trưởng văn phòng: Luật sư Lê Hoài Giang Luật sư tư vấn (Telephone, zalo, viber) : 0903.392.117-0902.268.667- 0901.85.96.83.

Website: legianglaw.vn Email: lsgiangle@gmail.com

 

Ông Nguyễn Phúc Thiện ở huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh hỏi:

Mẹ tôi lập di chúc cho tôi số tiền tiết kiệm là 300 triệu, di chúc này mẹ tôi đã mang ra văn phòng công chứng để công chứng rồi. Bây giờ, mẹ tôi muốn thay đổi nội dung của di chúc theo hướng mẹ tôi sẽ cho tôi và em gái của mẹ tôi mỗi người 150 triệu chứ không cho tôi toàn bộ 300 triệu như trước đây nữa thì phải làm những thủ tục gì?

Văn phòng luật sư Lê Giang xin cám ơn ông đã gửi câu hỏi cần tư vấn đến cho chúng tôi. Luật sư của Văn phòng chúng tôi xin trả lời trường hợp của ông như sau:

 Theo quy định của Pháp luật cụ thể:

Điều 609 BLDS về Quyền thừa kế

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Điều 624. Di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Điều 640. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc

1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.

2. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.

3. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.

Do đó, mẹ ông đã lập di chúc cho ông, nhưng nay muốn thay đổi nội dung di chúc thì vẫn được thực hiện quyền thay đổi, ông nên liên hệ với văn phòng công chứng trước đây đã chứng thực di chúc để làm thủ tục thay đổi nội dung di chúc. Khi đi mẹ ông mang theo CMND, hộ khẩu, di chúc đã lập trước đây.

Thân chào ông.

Bạn đang lo lắng, băn khoăn các vấn đề liên quan đến di chúc. Hãy để chúng tôi giúp bạn.
——————————–
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ LÊ GIANG chuyên thực hiện các dịch vụ pháp lý đa dạng, đặc biệt xử lý những hồ sơ liên quan nhà đất KHÓ và liên quan đến người Viêt Nam ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI.

Chúng tôi sẽ tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn cho các bạn từng bước thủ tục cho đến khi có hoàn tất các thủ tục cần thiết.


Văn phòng chúng tôi cam kết không nhận phí khi hồ sơ không hoàn tất.

Địa chỉ văn phòng: 47/1 Nguyễn Văn Đậu, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Website: legianglaw.vn
Email: lsgiangle@gmail.com
Luật sư tư vấn(Telephone, zalo, viber) : 0903.392.117-0902.268.667- 0901.85.96.83.


1. Ông Nguyễn Trung Tín ở xã Hưng Hòa, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương hỏi:
Ba tôi có một miếng đất đứng tên ông, mẹ tôi đã mất. Trước khi mất ba có làm di chúc viết tay, có người làm chứng với nội dung để lại thừa kế cho em gái tôi hiện tại sinh sống ở nước ngoài, trong di chúc ghi rõ khi nào ba tôi mất thì di chúc mới có hiệu lực. Hiện tại ba tôi định bán miếng đất đó vậy ba tôi có thể bán được không có cần sự đồng ý của em tôi hay không, thủ tục phải làm như thế nào để bán được đất?
Luật sư Lê Hoài Giang- Trưởng VPLS Lê Giang xin trả lời vấn đề này như sau:
Theo thông tin ông cung cấp thì hiện cha ông đang đứng tên một miếng đất và miếng đất này được cha ông tạo lập sau khi mẹ ông mất. Nên đây được xác định là tài sản riêng của cha ông, chứ không phải tài sản chung do cha mẹ tạo lập trong thời kỳ hôn nhân. Do đó, cha ông được thực hiện các quyền của chủ sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 643 BLDS thì Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế (tức lúc cha ông chết),cha ông vẫn còn sống nên di chúc chưa có hiệu lực, vì vậy cha ông vẫn được thực hiện các quyền chuyển nhượng, thế chấp, tặng cho theo quy định của pháp luật. Và tài sản này là tài sản riêng của cha ông nên cha ông có quyền bán mà không cần có sự đồng ý của em ông.

VPLS Lê Giang-Tư vấn dịch vụ pháp lý về Luật đất đai: Xin cấp mới, Cấp đổi, Cấp lại sổ đỏ; Khai di sản thừa kế có YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI, Thủ tục tách thửa, hợp thửa; Hoàn công ;chuyển mục đích sử dụng đất; Tư vấn pháp luật về luật thừa kế; Đăng ký sang tên sổ đỏ do nhận chuyển nhượng, Làm di chúc, Tặng cho; Tư vấn công chứng và dịch vụ pháp lý khác…
✅ Tư vấn luật sư (Telephone, Viber, Zalo): 0903.392.117-0901.859683-0902.268.667
✅ : Website: legianglaw.com.vn
✅ : Email: lsgiangle@gmail.com