spot_img

THẾ NÀO LÀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT VÀ THỪA KẾ THEO DI CHÚC ?

Must read

Theo quy định của pháp luật hiện hành, có 2 cách để 1 người được hưởng thừa kế đó là thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.Tuy nhiên thực tế nhiều người dân không hiểu rõ cụ thể 2 khái niệm đó khác nhau ra sao và áp dụng trong trường hợp nào. Bài viết sau sẽ giúp bạn có 1 số thông tin hữu ích về quy định của pháp luật thừa kế.

Thừa kế được hiểu là sự chuyển giao di sản của người đã chết cho người còn sống theo di chúc hoặc theo pháp luật

  1. Thừa kế theo di chúc
  • Thừa kế theo di chúc là sự thể hiện ý chí, nguyện vọng của người chết nhằm chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người khác thông qua di chúc.
  • Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
  • Người được thừa kế theo di chúc là cá nhân, tổ chức có tên trong di chúc và đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
  • Thời điểm mở di chúc hợp pháp là khi người lập di chúc chết nghĩa là thời điểm đó di chúc mới có hiệu lực pháp luật.
  • Người thừa kế phải còn sống vào thời điểm mở di chúc hoặc sinh ra và còn sống trước khi người lập di chúc chết.
  • Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
  • Thừa kế theo di chúc được ưu tiên áp dụng trước để bảo vệ và tôn trọng ý chí tự định đọat của người có di sản để lại đối với tài sản của họ.
  • 2. Thừa kế theo pháp luật
  • Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo quy định của pháp luật. Việc một người được nhận di sản thừa kế được xác định theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự do pháp luật quy định.
    • Các cá nhân có quan hệ huyết thống (Điều 676 BLDS) hoặc nuôi dưỡng như Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản (Điều 679 BLDS) đối với người để lại di sản.
    • Cha mẹ, vợ chồng, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất khả năng lao động được pháp luật bảo vệ quyền thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc (Điều 669BLDS)
    • Các cá nhân có quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng đối với người để lại di sản (Điều 651)
  • Thừa kế theo pháp luật chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau:
    • Không có di chúc
    • Di chúc không hợp pháp
    • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
    • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
    • Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
    • Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
  • Nếu có tranh chấp thừa kế thì theo quyết định của tòa án về phân chia di sản.

Hy vọng 1 số thông tin cơ bản về quyền thừa kế của bài viết trên sẽ hữu ích đối với bạn. Nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn về trường hợp của mình, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ:

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ LÊ GIANG chuyên xử lý những hồ sơ khai di sản thừa kế KHÓ và liên quan đến người Viêt Nam ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI.
Văn phòng chúng tôi cam kết không nhận phí khi hồ sơ không hoàn tất.
Website: legianglaw.vn
Email: lsgiangle@gmail.com
Luật sư tư vấn(Telephone, zalo, viber) : 0903.392.117-0902.268.667- 0901.85.96.83.

0/5 (0 Reviews)
- Advertisement -spot_img

More articles

- Advertisement -spot_img

Latest article