spot_img

THỦ TỤC TỪ CHỐI NHẬN CON

Must read

Cuộc sống với nhiều tình huống ly kỳ và “trớ trêu” thì việc nuôi con mà trẻ không phải con ruột của mình là rất phổ biến. Đặc biệt trong trường hợp hai bên không đăng ký kết hôn nhưng đã hoàn tất thủ tục nhận con cho cha, trên giấy khai sinh con có tên cha. Vậy nay cha không muốn nhận con nữa thì sao và pháp luật quy định việc từ chối nhận con như thế nào, xin mời tham khảo nội dung bài viết sau.
– Khoản 2 Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình đã quy định :

2. “Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định”.

Như vậy, dù cha mẹ có kết hôn hay không, khi trẻ xác định được cha mẹ ruột trong giấy khai sinh, nếu không muốn thừa nhận con thì cha/mẹ có thể gửi yêu cầu đến Toà án và cung cấp chứng cứ để Toà án xác nhận trẻ không phải con của mình.

Ngoài ra, tại khoản b Điều 5 của Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP:

b. Theo quy định tại khoản 2 Điều 63 và Điều 64, khi có người yêu cầu Toà án xác định một người nào đó là con của họ hay không phải là con của họ thì phải có chứng cứ; do đó về nguyên tắc người có yêu cầu phải cung cấp chứng cứ. Trong trường hợp cần thiết thì phải giám định gien. Người có yêu cầu giám định gien phải nộp lệ phí giám định gien.

Như vậy, hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã rõ và xác định được quyền của cha/mẹ khi không muốn nhận con thì phải cung cấp được bằng chứng chứng minh trẻ không phải con họ. Thông thường, bằng chứng trong trường hợp này sẽ là xét nghiệm ADN.
Người có yêu cầu nộp đơn kèm giấy tờ nhân thân của mình và kết quả xét nghiệm ADN đến Toà án cấp huyện nơi cư trú để được giải quyết.

5/5 (1 Review)
- Advertisement -spot_img

More articles

- Advertisement -spot_img

Latest article