spot_img

VỀ THỦ TỤC ĐƠN PHƯƠNG LY HÔN

Must read

Đơn phương ly hôn là một quá trình phá vỡ mối quan hệ hôn nhân giữa hai người, khi một trong hai bên muốn chấm dứt mối quan hệ mà không có sự đồng ý của người còn lại. Đây là một vấn đề phức tạp và nhạy cảm, đòi hỏi phải tuân thủ một loạt các quy định pháp lý cũng như có căn cứ để đưa ra yêu cầu ly hôn đơn phương. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các thủ tục cần thiết và điều kiện để thực hiện đơn phương ly hôn tại Việt Nam.

Ai là người được gửi đơn ly hôn đơn phương?

Theo Điều 51 Luật Hôn Nhân Gia Đình năm 2014, vợ hoặc chồng đều có quyền yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn, người muốn đơn phương ly hôn phải gửi đơn đến Tòa án nhân dân nơi cư trú của người bị kiện (người bị yêu cầu ly hôn), đồng thời cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản, con cái, nợ chung-nếu có và các vấn đề liên quan đến việc ly hôn. Thông thường, người gửi đơn phương ly hôn là người đang chịu đựng hành vi bạo lực gia đình, hoặc một bên vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ vợ, chồng người kia, là người bị gây tổn thương nặng nề đến tình cảm gia đình, mục đích hôn nhân không đạt và không thể sống chung với người kia, thực tế là hai người đã sống riêng (mà thông thường hay gọi là sống ly thân).

Ngoài ra, cha mẹ hoặc người thân thích cũng có quyền yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiệm trọng đến tính mạng, sức khoẻ, tinh thần của họ.

Theo đó, Tòa án (cụ thể là hội đồng xét xử) sẽ xem xét và đánh giá các tình tiết khách quan của vụ án, để đưa ra quyết định chính xác và công bằng, theo đó sẽ chấp nhận yêu cầu đơn phương ly hôn hoặc bác đơn kiện, dù người đứng đơn là chồng hoặc vợ hoặc người thân thích như trên.

Lưu ý: Luật Hôn nhân gia đình có một quy định hạn chế quyền ly hôn đơn phương của người chồng, cụ thể, Khoản 2 Điều 51 Luật HN và GĐ nhấn mạnh: “chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.

Các hồ sơ cần chuẩn bị:

– Đơn xin ly hôn đơn phương (đơn khởi kiện theo mẫu).

– Đăng ký kết hôn bản chính, bản sao giấy tờ nhân thân của vợ và chồng.

– Bản sao giấy khai sinh của con chung.

– Chứng từ về quyền sở hữu quyền sử dụng tài sản chung vợ chồng- nếu có

– Nợ chung- nếu có

– Chứng cứ chứng minh bị bạo hành gia đình, hoặc chứng cứ chứng minh một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình-nếu có

            Thời gian để xem xét giải quyết thông thường là 3-4 tháng. Trong trường hợp không thể thống nhất quan điểm chung, hòa giải không thành và đủ điều kiện để giải quyết ly hôn, vụ án sẽ được xét xử theo trình tự sơ thẩm tại Toà án nhân dân cấp huyện (nếu không có yếu tố nước ngoài).

0/5 (0 Reviews)
- Advertisement -spot_img

More articles

- Advertisement -spot_img

Latest article