Nhằm xác định việc phân chia thừa kế cho từng trường hợp thì thời điểm và địa điểm mở thừa kế là vấn đề mà được nhiều người quan tâm hiện nay. Để nắm rõ được quy định của pháp luật về vấn đề này, bạn có thể tham khảo nội dung bài viết sau.
1. Ý nghĩa của việc xác định thời điểm và địa điểm mở thừa kế
*** Kể từ thời điểm mở thừa kế thì:
- Người hưởng di sản thừa kế được quyền khai nhận di sản thừa kế theo di chúc.
- Nếu người chết không để lại di chúc thì người hưởng di sản thừa kế được quyền thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
- Nếu việc phân chia di sản không thỏa thuận được thì người hưởng di sản thừa kế được quyền khởi kiện chia di sản thừa kế
- Thời điểm mở thừa kế là căn cứ xác định việc khởi kiện tranh chấp còn thời hạn khởi kiện hay không.
*** Địa điểm mở thừa kế là nơi công bố việc thừa kế, kiểm kê tài sản của người để lại thừa kế và xác định toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế.
2. Thời điểm mở thừa kế
Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp Toà án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.(Khoản 1, Bộ luật dân sự 2015).
Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp người chết về mặt sinh học (chết thực tế) thì thời điểm mở thừa kế đối với di sản do người đó để lại là thời điểm người đó chết, thời điểm này được xác định dựa trên giấy chứng tử của người đã chết.
Trường hợp nếu 1 người chết bị Tòa án tuyên bố chết (chết về mặt pháp lý) thì thời điểm mở thừa kế đối với di sản do người đó để lại là ngày chết của người đó xác định trong quyết định tuyên bố người đó đã chết.
Ngoài ra, nếu không xác định được chính xác ngày chết thì ngày thì ngày quyết định của Toà án tuyên bố người đó đã chết có hiệu lực pháp luật được coi là ngày người đó chết.
3. Địa điểm mở thừa kế
Khoản 2 Điều 611 Bộ luật dân 2015 sự quy định: “Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người chết để lại di sản;nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản.”
Địa điểm mở thừa kế được xác định theo đơn vị hành chính (cấp xã phường). Do đó, có thể ra ủy ban nhân dân phường nơi người để lại di sản chết để mở thừa kế.
Tuy nhiên trong thực tế, một người trước khi chết có thể ở nhiều nơi khác nhau do đó, BLDS quy đinh địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản (có thể là nơi thường trú hoặc cũng có thể là nơi tạm trú của người để lại di sản).
Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng, thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản.
Bộ luật dân sự quy định địa điểm mở thừa kế vì nơi đó thường phải thực hiện việc: quản lý di sản, kiểm kê di sản trong trường hợp cần thiết để ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản (trong trường hợp cần thiết để tránh tẩu tán tài sản), xác định những ai là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật…
Địa điểm mở thừa kế còn là nơi thực hiện việc thanh toán và phân chia di sản.
Ngoài ra nếu có người trong diện thừa kế từ chối nhận di sản thì phải thông báo cho cơ quan công chứng hoặc ủy ban nhân dân xã phường thị trấn nơi mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về 1 số quy định pháp luật liên quan đến thời điểm và địa điểm mở thừa kế.
Nếu còn chưa rõ hoặc cần hỗ trợ các dịch vụ pháp lý khác, hãy liên lạc với Luật sư của chúng tôi theo thông tin sau:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ LÊ GIANG-
LEGIANGLAW
Địa chỉ: 47/1 Nguyễn Văn Đậu, phường 6, Q. Bình Thạnh, TP.
HCM.
Trưởng văn phòng: Luật sư Lê Hoài Giang
Điện thoại: 0903.392.117 (Telephone, Zalo, Viber…)
Web: www.legianglaw.vn
Email: giang.lehoai@legianglaw.vn