spot_img

NGƯỜI ĐƯỢC HƯỞNG DI SẢN THEO DI CHÚC CÓ QUYỀN TỪ CHỐI NHẬN DI SẢN KHÔNG

Must read

Khi cha mẹ lập di chúc để lại tài sản, nhưng người con vì nhiều lý do không muốn nhận di sản, như: đã có cuộc sống đã đầy đủ, muốn nhường phần di sản đó cho những người khác hoặc đang định cư ở nước ngoài không có điều kiện về Việt Nam để làm thủ tục nhận di sản.

Vậy những người có tên trong di chúc có được quyền từ chối nhận di sản hay không? Hiện nay, các phòng công chứng cũng có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này, có nơi cho rằng người đã được chỉ định trong di chúc thì không được quyền từ chối mà phải làm thủ tục nhận di sản, sau đó mới tặng cho lại các đồng thừa kế khác, nhưng cũng có một số quan điểm lại cho rằng người có tên trong di chúc vẫn được từ chối nhận di sản.

Văn phòng luật sư Lê Giang đã tiếp nhận tư vấn và giải quyết một tình huống tương tự, cụ thể khách hàng là người được cha lập di chúc để lại di sản và di chúc đó đã lập cách đây hơn 20 năm, người cha vừa qua đời được khoảng 03 năm và gia đình đang làm thủ tục khai nhận di sản, nhưng vì nay hiện đang định cư ở nước ngoài và không muốn nhận di sản nên có ý từ chối, nhưng khi đến phòng công chứng làm thủ tục thì được giải thích di chúc đã lập nhiều năm nên cần phải xem xét lại tính hiệu lực của di chúc, đồng thời cũng không được từ chối nhận di sản do đã được chỉ định hưởng di sản theo di chúc.

Vậy trong trường hợp này, người được hưởng di sản theo di chúc có được từ chối không? Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ phân tích các quy định của pháp luật nhằm giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Theo quy định tại Điều 624 và Điều 640 BLDS 2015 “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Như vậy, di chúc là sự thể hiện ý nguyện cuối cùng của một người nhằm chuyển giao tài sản cho người khác sau khi chết.

Tuy nhiên, sau khi lập di chúc, nếu muốn thay đổi người được hưởng di sản hoặc huỷ bỏ di chúc thì “Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào”. Trường hợp người lập di chúc không sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ thì di chúc này có hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế. Do đó, cho dù di chúc đó được lập bao nhiêu năm nếu không bị sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ thì di chúc đó vẫn có hiệu lực. Đồng thời, người được thừa kế theo di chúc nếu không muốn nhận di sản vẫn có quyền lập văn bản từ chối và khi đó phần di sản này sẽ được chia theo pháp luật được (điểm d, khoản 1, Điều 650 BLDS).

0/5 (0 Reviews)
- Advertisement -spot_img

More articles

- Advertisement -spot_img

Latest article