Cha tôi mất 2003, để lại phần đất hương quả và nhà vườn mẹ tôi sử dụng.Tháng 5/2009 mẹ tôi mất, phần tài sản trên cha tôi vẫn còn đứng tên. Cha mẹ tôi có 6 người con, 3 trai, 3 gái. Theo ý nguyện của mẹ tôi là muốn để phần tài sản trên cho con út để thờ cúng nhưng anh trai tôi thì khẳng định: “chỉ có con trai mới có quyền quyếtđịnh” và sẽ đóng cửa nhà không cho ai tới lui. Xin hỏi, anh tôi đúng hay sai? Nếu chia theo pháp luật thì chia như thế nào?
Trả lời:
Văn phòng luật sư Lê Giang xin tư vấn trường hợp gia đình bà như sau:
Theo thông tin bà cung cấp, cha bà mất 2003 và mẹ mất năm 2009 và theo ý nguyện của mẹ bà là để lại cho người còn út nhưng bà không nêu rõ cha mẹ bà có lập di chúc hay không. Do đó, chúng tôi xin chia ra làm 2 trường hợp sau:
- Nếu để lại di chúc thì người có tên trong di chúc sẽ được thừa kế phần tài sản này, trừ trường hợp trong các anh chị em của bà có người chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, thì sẽ được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc của cha mẹ bà.
2. Trường hợp không để lại di chúc, tài sản do cha mẹ bà để lại sẽ được chia theo pháp luật.
Theo quy định tại Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Do đó tài sản do cha mẹ bà để lại sẽ được chia theo quy định của pháp luật, cụ thể:
tại Điều 651 BLDS quy định về người thừa kế theo pháp luật
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Do đó, tài sản của cha mẹ bà để lại sẽ được chia đều cho 6 anh chị em của bà, ông bà nội, ngoại của bà nếu còn sống. Nên anh trai của bà không có quyền đóng cửa, nếu các anh chị em của bà không thể tự thỏa thuận được, bà có thể khởi kiện tại tòa án nhân dân quận, huyện nơi có tài sản tọa lạc để được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Thân chào bà.
Văn Phòng luật Lê Giang với thế mạnh hơn 13 năm kinh nghiệm giải quyết các hồ sơ liên quan Luật thừa kế khó và phức tạp, chúng tôi tự tin tìm cách tháo dỡ những khúc mắc trong từng hồ sơ, giúp khách hàng giải quyết các thắc mắc, tranh chấp theo đúng quy định của pháp luật.
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ LÊ GIANG
Địa chỉ: 47/1 Nguyễn Văn Đậu, Phường 6, Quận Bình Thạnh,, TP.HCM, Việt nam. Trưởng văn phòng: Luật sư Lê Hoài Giang Luật sư tư vấn(Telephone, zalo, viber) : 0903.392.117-0902.268.667- 0901.85.96.83.Website: legianglaw.vn Email: lsgiangle@gmail.com