Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người nước ngoài là một tài liệu pháp lý có giá trị chứng thực tình trạng hôn nhân của người nước ngoài và thường được yêu cầu xuất trình hoặc nộp khi thực hiện các thủ tục liên quan đến:

1. Đăng ký kết hôn với người Việt Nam hoặc người nước ngoài khác tại Việt Nam.

2. Thực hiện các thủ tục tại các cơ quan chức năng như một trong những yêu cầu cần có để được cấp giấy tờ tùy thân, giấy phép lao động, giấy phép kinh doanh, và các giấy tờ khác.

3. Đăng ký kết hôn tại nước ngoài với công dân của quốc gia đó.

………..

Thực tế qua các yêu cầu tư vấn,  trong một số trường hợp, khi người nước ngoài thường xuyên cư trú tại Việt Nam, khi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn với công dân Việt Nam, cơ quan tiếp nhận hồ sơ yêu cầu bổ sung thêm giấy xác nhận tình trạng hôn nhân trong khoảng thời gian cư trú tại Việt Nam. Vậy người nước ngoài có xin được giấy xác nhận tình trạng hôn nhân ở Việt Nam không? Thẩm quyền cấp giấy xác nhận và thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân như thế nào.

1. Quy định về thẩm quyền cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

   Theo quy định tại Điều 21 Nghị Định 123/2015/NĐ-CP thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân như sau:

1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của công dân Việt Nam thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Trường hợp công dân Việt Nam không có nơi thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó đăng ký tạm trú cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

2. Quy định tại Khoản 1 Điều này cũng được áp dụng để cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân nước ngoài và người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam, nếu có yêu cầu.

2. Thủ tục cấp giấy tình trạng hôn nhân.

 Theo Điều 22 Nghị Định 123/2015/NĐ-CP quy định về thủ tục cấp Giấy xác nhận hôn nhân như sau:

1. Người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nộp Tờ khai theo mẫu quy định. Trường hợp yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nhằm mục đích kết hôn thì người yêu cầu phải đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

2. Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ hoặc chồng nhưng đã ly hôn hoặc người vợ hoặc chồng đã chết thì phải xuất trình hoặc nộp giấy tờ hợp lệ để chứng minh; nếu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 37 của Nghị định này thì nộp bản sao trích lục hộ tịch tương ứng.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu. Nếu người yêu cầu có đủ điều kiện, việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là phù hợp quy định pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký cấp 01 bản Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người có yêu cầu. Nội dung Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải ghi đúng tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu và mục đích sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

4. Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã từng đăng ký thường trú tại nhiều nơi khác nhau, người đó có trách nhiệm chứng minh về tình trạng hôn nhân của mình. Trường hợp người đó không chứng minh được thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đã từng đăng ký thường trú tiến hành kiểm tra, xác minh về tình trạng hôn nhân của người đó.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã được yêu cầu tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu về tình trạng hôn nhân của người đó trong thời gian thường trú tại địa phương.

5. Ngay trong ngày nhận được văn bản trả lời, nếu thấy đủ cơ sở, Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người yêu cu theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

6. Trường hợp cá nhân yêu cầu cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích khác hoặc do Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã hết thời hạn sử dụng theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này, thì phải nộp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã được cấp trước đó.

 Như vậy người nước ngoài có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam nơi họ đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật để xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân như phân tích trên.

Chính phủ đã ban hành Nghị định 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 sửa đổi, bổ sung một số quy định về nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công. Nghị định có hiệu lực từ 1.1.2023, nhằm hướng dẫn thực hiện việc bãi bỏ sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy theo luật Cư trú 2020. Theo đó, một số thủ tục hành chính có sự thay đổi đáng kể, giúp cho người dân rút ngắn được thời gian, giấy tờ như trước đây, cụ thể:

Đối với lĩnh vực đất đai

Theo quy định hiện hành tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP, một trong những căn cứ để xác định việc sử dụng đất ổn định là giấy tờ về đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú dài hạn tại nhà ở gắn với đất ở. Tuy nhiên, với quy định mới tại Nghị định 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022, người dân chỉ cần cung cấp CMND hoặc thẻ CCCD hoặc giấy khai sinh. Trường hợp không khai thác được thông tin cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì bổ sung giấy xác nhận thông tin về cư trú.

Một chính sách khác cũng liên quan trong lĩnh vực đất đai là Nghị định 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016, quy định hồ sơ nhận khoán rừng tự nhiên, rừng trồng, đất rừng; vườn cây cao su, chè, cà phê, cây ăn quả lâu năm… bao gồm bản sao chụp sổ hộ khẩu đối với cá nhân, hộ gia đình. Đối với cộng đồng dân cư thôn thì cần có bản sao chụp sổ hộ khẩu của các cá nhân và hộ gia đình trong cộng đồng. Nhưng tới đây, theo quy định mới tại Nghị định 104/2022/NĐ-CP, kể từ 1.1.2023 hồ sơ đề nghị nhận khoán không còn yêu cầu cung cấp sổ hộ khẩu đối với cá nhân hộ gia đình. Riêng đối với cộng đồng dân cư thì yêu cầu thông tin về số định danh cá nhân của các thành viên trong danh sách.

Đối với lĩnh vực điện

Hiện nay, Nghị định 137/2013/NĐ-CP quy định nếu muốn ký hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt, người mua điện phải cung cấp bản sao của một trong các giấy tờ: hộ khẩu thường trú, hoặc sổ tạm trú; giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc quyết định phân nhà; hợp đồng mua bán nhà hợp lệ; hợp đồng thuê nhà có thời hạn từ 1 năm trở lên; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trên đất đã có nhà ở); hợp đồng ủy quyền quản lý và sử dụng nhà được công chứng hoặc chứng thực. Với quy định mới tại Nghị định 104/2022/NĐ-CP, người mua điện chỉ cần có thông tin về cư trú của hộ gia đình tại địa điểm mua điện hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quản lý, sử dụng địa điểm mua điện.

Về hồ sơ đăng ký, bên mua điện cần cung cấp CMND hoặc thẻ CCCD, giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của cá nhân đại diện bên mua điện.

Đối với lĩnh vực BHYT

Nghị định 104/2022/NĐ-CP bổ sung nhiều điểm mới liên quan đến BHYT. Theo đó, quy định về nhóm tham gia BHYT hộ gia đình sửa đổi từ “người có tên trong hộ khẩu” thành “người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú…”; “người có tên trong sổ tạm trú” thành “những người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký tạm trú…” . Ngoài ra, với thủ tục nhận thay tiền giải quyết chế độ BHXH, nghị định mới cũng bỏ cụm từ “bản sao sổ hộ khẩu”. Các giấy tờ cần xuất trình khi đến nhận thay gồm:

  • Nếu là thân nhân của người hưởng chế độ: cung cấp giấy hẹn, CMND hoặc thẻ CCCD và một trong các giấy tờ chứng minh là thân nhân của người hưởng BHYT: bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh hoặc giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
  • Nếu là người giám hộ: cung cấp giấy hẹn, CMND hoặc thẻ CCCD, giấy tờ chứng minh là giám hộ đương nhiên của người hưởng BHYT (bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh hoặc giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư).

Đối với lĩnh vực giáo dục (chính sách hỗ trợ học sinh)

Nghị định 116/2016/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ đối với học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn phải có sổ hộ khẩu (bản sao có mang bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).

Còn với Nghị định 104/2022/NĐ-CP, người làm hồ sơ chỉ cần nộp bản sao của một trong các giấy tờ: CMND hoặc thẻ CCCD, giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong trường hợp cơ quan, tổ chức không thể khai thác thông tin cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Tương tự, Nghị định 105/2020 quy định cha mẹ khi làm hồ sơ hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo (trường hợp đủ điều kiện được hưởng) phải cung cấp bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu. Nhưng theo Nghị định 104/2022/NĐ-CP, phụ huynh chỉ cần nộp bản sao của một trong các giấy tờ: CMND hoặc thẻ CCCD, giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong trường hợp cơ quan, tổ chức không thể khai thác thông tin cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Với đối tượng trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp, khi làm hồ sơ đề nghị trợ cấp, cha mẹ chỉ cần cung cấp giấy khai sinh, thay vì phải nộp cả sổ hộ khẩu hoặc giấy xác nhận tạm trú như trước đây.

– Theo quy định người Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên hiện đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam thì sẽ đủ điều cần để cấp căn cước công dân gắn chip. Tuy nhiên để có đủ điều kiện làm căn cước công dân thì bạn phải có hộ khẩu thường trú thì mới được phép làm căn cước công dân.

=> Vậy làm cách nào để đăng ký hộ khẩu thường trú để có thể đủ điều kiện làm căn cước công dân cho người Việt Nam hiện đang ở nước ngoài? Dưới đây là một số cách mà Văn phòng Luật Sư Lê Giang sẽ hướng dẫn cho bạn.

Cách thứ nhất: Trích lục lại hộ khẩu thường trú.

– Trường hợp này chỉ có thể áp dụng cho người đã từng đăng ký sổ hộ khẩu hoặc đăng ký thường trú ở Việt Nam. Bạn có thể liên hệ Công an xã, phường nơi thường trú trước đây để xin trích lục lại hộ khẩu thường trú.

Cách thứ hai: Đăng ký hộ khẩu thường trú mới.

Theo Khoản 1 Điều 20 Luật cư trú bạn có thể đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa chỉ thuộc quyền sở hữu của mình nếu bạn mua nhà hoặc có nhà ở tại Việt Nam.

Ngoài ra nếu bạn không có nhà ở tại Việt Nam bạn có thể đăng ký thường trú theo những trường hợp dưới đây theo Điều 20 Luật cư trú:

……

2. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:

a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

b) Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;

c) Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ,

3. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;

b) Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/ người.

4. Công dân được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người hoạt động tôn giáo được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo;

b) Người đại diện cơ sở tín ngưỡng;

c) Người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng;

d) Trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo đồng ý cho đăng ký thường trú.

5. Người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp được đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội khi được người đứng đầu cơ sở đó đồng ý hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý.

6. Người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện được đăng ký thường trú tại phương tiện đó khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Là chủ phương tiện hoặc được chủ phương tiện đó đồng ý cho đăng ký thường trú;

b) Phương tiện được đăng ký, đăng kiểm theo quy định của pháp luật; trường hợp phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở;

c) Có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc phương tiện đã đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trên địa bàn trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ.

7. Việc đăng ký thường trú của người chưa thành niên phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định.

8. Công dân không được đăng ký thường trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

– Sau khi đăng ký thường trú, bạn đã đủ tất cả điều kiện để làm căn cước công dân. Khi đó bạn trực tiếp liên hệ với cơ quan có thẩm quyền nơi bạn đăng ký thường trú để tiến hành làm thủ tục căn cước công dân.

1. THỦ TỤC CỦA TRẺ EM  ĐƯỢC NHẬN NUÔI:

Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ lập hồ sơ trẻ em, nộp đến Sở Tư pháp nơi trẻ đang thường trú.
– Sở Tư pháp thực hiện việc kiểm tra hồ sơ, tiến hành lấy ý kiến của những người có liên quan kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
– Sau khi kiểm tra, nếu thấy trẻ em có đủ điều kiện để cho làm con nuôi nước ngoài, thì Sở Tư pháp có văn bản xác nhận, thông báo cho người nộp hồ sơ và gửi Cục Con nuôi toàn bộ hồ sơ của trẻ em, kèm theo văn bản xác nhận , văn bản lấy ý kiến của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ và ý kiến của trẻ em từ đủ chín (09) tuổi trở lên về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi.

2. THỦ TỤC CHO NGƯỜI NHẬN CON NUÔI

Người nhận con nuôi nộp hồ sơ của mình và bản chụp hồ sơ của trẻ được nhận nuôi đến Cục Con nuôi.
– Sau khi kiểm tra, thẩm định hồ sơ, trường hợp không chấp thuận hồ sơ, trả lại hồ sơ cho người nhận con nuôi, nêu rõ lý do bằng văn bản.
Nếu chấp thuận hồ sơ:
Đối với trường hợp người nhận làm con nuôi ở những nước chưa có quan hệ hợp tác về nuôi con nuôi quốc tế với Việt Nam trong khuôn khổ Công ước Lahay: Cục Con nuôi chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi cho Sở Tư pháp nơi trẻ được nhận nuôi đang thường trú, để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Đối với trường hợp người nhận làm con nuôi ở những nước có quan hệ hợp tác về nuôi con nuôi quốc tế với Việt Nam trong khuôn khổ Công ước Lahay: Cục Con nuôi thông báo bằng văn bản cho người nhận con nuôi và Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi của nước ngoài hữu quan, kèm theo báo cáo đánh giá về trẻ em đủ điều kiện cho làm con nuôi ở nước ngoài và văn bản lấy ý kiến của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ và ý kiến của trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi.
Sau khi nhận được văn bản của Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi của nước ngoài hữu quan xác nhận trẻ em được chấp thuận cho nhập cảnh và thường trú tại nước mà trẻ em được nhận làm con nuôi, Cục Con nuôi sẽ chuyển hồ sơ về Sở Tư pháp, đề nghị Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Trường hợp Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi của nước ngoài hữu quan không chấp thuận, Cục Con nuôi trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do bằng văn bản cho người nhận con nuôi và thông báo cho Sở Tư pháp.
– Sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp thông báo cho người nhận con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi.
– Sở Tư pháp đăng ký việc nuôi con nuôi và tổ chức lễ giao nhận con nuôi. Tại lễ giao nhận con nuôi, Sở Tư pháp giao cho cha, mẹ nuôi 01 bộ hồ sơ trẻ em, văn bản lấy ý kiến của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ và ý kiến của trẻ em từ đủ chín tuổi trở lên về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi.
– Bộ Tư pháp cấp Giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài phù hợp với Công ước La Hay (nếu có yêu cầu).

3. ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC NHẬN CON NUÔI
–  Đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp luật của nước nơi người nhận con nuôi thường trú.
– Đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 14 của Luật nuôi con nuôi, gồm:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Có tư cách đạo đức tốt;
–  Không thuộc một trong các trường hợp không được nhận con nuôi sau đây:
i) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
ii) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
ii) Đang chấp hành hình phạt tù;

vi) Chưa được xóa án tích về một trong các tội có ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật, mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
4. ĐIỀU KIỆN TRẺ EM ĐƯỢC NHẬN LÀM CON NUÔI
-) Là người dưới 18 tuổi;
-) Một người chỉ được làm con của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

Trên đây là trường hợp cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi

Hiện nay, việc đăng ký làm lại khai sinh tưởng chừng như khó khăn do nhiều người đã mất sổ hộ tịch. Tuy nhiên, pháp luật hộ tịch hiện nay có quy định rất rõ về điều kiện và thủ tục để được cấp lại giấy khai sinh.

            Điều kiện đăng ký giấy khai sinh (khoản 1 điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP) gồm:

1. Việc khai sinh đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.

2. Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.

3. Việc đăng ký lại khai sinh chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.

            Thủ tục đăng ký lại giấy khai sinh:

1. Tờ khai theo mẫu quy định, trong đó có cam đoan của người yêu cầu về việc đã đăng ký khai sinh nhưng người đó không được lưu trữ được bản chính Giấy khai sinh.

2. Bản sao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu trong đó có các thông tin liên quan đến nội dung khai sinh của người đó. Thông thường còn bản sao hoặc bản pho to khai sinh, thì thông tin quan trọng đã có đầy đủ.

3.Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì ngoài các loại giấy tờ trên này phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người đó gồm họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha – con, mẹ – con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý.

Nộp hồ sơ tại:

Người đăng ký khai sinh có thể chọn nơi thực hiện thủ tục:

  1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh trước đây.
  2.  Hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu đang thường trú.

Theo quy định của luật Quốc tịch Việt Nam 2008 thì công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, công dân Việt Nam vẫn có thể có hai quốc tịch.

1. Trường hợp thứ nhất: người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng vẫn còn quốc tịch Việt Nam.

Theo khoản 2 Điều 13 Quốc tịch Việt Nam 2008  quy định:

“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày 01/7/2009 thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam”.

2. Trường hợp thứ hai: được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài.

2.1 Theo khoản 3 Điều 19 Quốc tịch Việt Nam 2008  quy định, người nhập quốc tịch Việt Nam nhưng không phải thôi quốc tịch nước ngoài trong các trường hợp:

+ Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam

+ Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

+ Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2.2 Theo Điều 9 Nghị định số 16/2020/NĐ-CP quy định, người xin nhập quốc tịch Việt Nam nhưng không phải thôi quốc tịch nước ngoài và trình Chủ tịch nước xem xét nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

+ Có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật

+ Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam và việc nhập quốc tịch đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài là có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

+ Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi nhập quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó.

+ Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước ngoài bị ảnh hưởng.

+ Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Trường hợp thứ ba: người xin trở lại quốc tịch Việt Nam nhưng không phải thôi quốc tịch nước ngoài

3.1 Theo khoản 5 Điều 23 Luật quốc tịch có quy định, người được trở lại quốc tịch Việt Nam nhưng không phải thôi quốc tịch nước ngoài trong các trường hợp sau đây:

+ Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

+ Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

+ Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3.2 Theo Điều 14 Nghị định số 16/2020/NĐ-CP  quy định, người xin trở lại quốc tịch Việt Nam nhưng không phải thôi quốc tịch nước ngoài và trình Chủ tịch nước xem xét nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

+ Có đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật

+ Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi trở lại quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó.

+ Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước có quốc tịch bị ảnh hưởng.

+ Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

4. Trường hợp thứ tư: trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi

Theo Điều 37 Luật Quốc tịch quy định:

“Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ quốc tịch Việt Nam”.

Như vậy trong trường hợp trẻ em là người mang quốc tịch Việt Nam được công dân nước ngoài nhận nuôi thì pháp luật Việt Nam vẫn cho phép trẻ em mang hai quốc tịch.

Khai sinh là loại giấy tờ gốc được cấp từ khi cá nhân sinh ra và là căn cứ để cấp các loại giấy tờ nhân thân khác như chứng minh nhân dân/căn cước công dân, hộ khẩu, học bạ, giấy tờ nhà đất, tài khoản ngân hàng……. Tuy nhiên, đối với những người được sinh ra trước năm 1975, khi đất nước còn chiến tranh thì việc sử dụng và lưu giữ không còn nguyên vẹn, giấy khai sinh cũ không còn, cơ quan cấp giấy khai sinh thì không còn lưu giữ sổ bộ nên không thể trích lục được, thậm chí một số người không còn giấy tờ nhân thân liên quan để chứng minh quan hệ cha con, mẹ con, trong khi cha mẹ đã chết. Vậy phải làm thế nào để được cấp lại giấy khai sinh và thủ tục thực hiện như thế nào? Đây là tình huống được nhiều người quan tâm.

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 04/2020/TT- BTP về thủ tục đăng ký khai sinh lại. Các giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai sinh gồm:

1. Bản sao Giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ.

2. Bản chính hoặc bản sao giấy tờ có giá trị thay thế Giấy khai sinh được cấp trước năm 1945 ở miền Bắc và trước năm 1975 ở miền Nam.

3. Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh không có giấy tờ nêu trên, thì giấy tờ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ sau đây là cơ sở để xác định nội dung đăng ký lại khai sinh:

a) Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;

b) Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú;

c) Bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ, Học bạ, hồ sơ học tập do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận;

d) Giấy tờ khác có thông tin về họ, tên, ngày, tháng, năm sinh của cá nhân.

Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao các giấy tờ nêu trên (nếu có) và cam đoan về việc đã nộp đủ các giấy tờ mình có; chịu trách nhiệm, hệ quả của việc cam đoan không đúng sự thật.

Trường hợp giấy tờ của người yêu cầu đăng ký lại khai sinh không có thông tin chứng minh quan hệ cha, mẹ, con thì cơ quan đăng ký hộ tịch có văn bản đề nghị cơ quan công an có thẩm quyền xác minh.

Trường hợp cơ quan công an trả lời không có thông tin thì cơ quan đăng ký hộ tịch cho người yêu cầu đăng ký lại khai sinh lập văn bản cam đoan về thông tin của cha, mẹ và xác định nội dung khai sinh theo văn bản cam đoan.

Ngày nay việc nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn diễn ra ngày càng phổ biến, khi hai người có con chung thì việc đăng ký khai sinh cho trẻ sẽ bị khuyết tên cha hoặc mẹ trong giấy khai sinh. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển và trưởng thành của trẻ do mặc cảm, tự ti khi gia đình không hoàn chỉnh. Tuy nhiên, trên thực tế cũng có một số trường hợp do yếu tố khách quan mà hai người không kịp đi đăng ký kết hôn trước khi con được sinh ra, nhưng nay muốn nhận cha cho con, nhận mẹ cho con để được công nhận hợp pháp mối quan hệ cha con, mẹ con theo quy định của pháp luật, vậy phải chuẩn bị các giấy tờ gì và thủ tục thực hiện như thế nào? Trong phạm vi bài viết nay chúng tôi mong muốn mang đến cho quý khách hàng những thông tin cơ bản đến thủ tục nhận cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật.

  1. Thủ tục nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với nhau:
    1. Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
    1. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con, gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau:

+ Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha, mẹ, con.

+ Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.

  • Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: UBND cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con.
    • Thời hạn giải quyết:  05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
  • Thủ tục nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài:
    • Ngoài những giấy tờ như trường hợp nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam như nêu trên, cần phải cung cấp thêm bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế để chứng minh về nhân thân.
    • Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: UBND cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con.
    • Thời hạn giải quyết:  15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Ngoài ra, một số điểm cần lưu ý khi thực hiện thủ tục nhận, cha, mẹ, con giữa công dân VN với người nước ngoài làcác giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp (văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định) phải được hợp pháp hóa lãnh sự và được dịch ra tiếng Việt có công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật; đồng thời phải còn thời hạn sử dụng.

 Về thực hiện thủ tục: Hai bên nhận cha, con phải có mặt tại cơ quan có thẩm quyền của VN khi đăng ký. Đối với việc nộp hồ sơ, một bên có thể đại diện nộp hồ sơ mà không cần phải có giấy ủy quyền của người còn lại.

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ LÊ GIANG

Trụ sở : 47/1 Nguyễn Văn Đậu, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh

Luật sư Lê Hoài Giang- Trưởng văn phòng: 0903 392 117 (Telephone, Zalo, Viber, …)

Email: giang.lehoai@legianglaw.vn

Web: www.legianglaw.vn  

Khai sinh là loại giấy tờ gốc được cấp từ khi cá nhân sinh ra và là căn cứ để cấp các loại giấy tờ nhân thân khác như chứng minh nhân dân/căn cước công dân, hộ khẩu, học bạ, giấy tờ nhà đất, tài khoản ngân hàng……. Tuy nhiên, đối với những người được sinh ra trước năm 1975, khi đất nước còn chiến tranh thì việc sử dụng và lưu giữ không còn nguyên vẹn, thậm chí một số người hiện không còn lưu giữ giấy khai sinh cũ và cơ quan đã cấp giấy khai sinh trước đây cũng không còn lưu sổ bộ. Vậy phải làm thế nào để được cấp lại giấy khai sinh và thủ tục thực hiện như thế nào? Đây là tình huống được nhiều người quan tâm.

Văn phòng luật sư Lê Giang –Legianglaw cũng đã tiếp nhận tư vấn và thực hiện thủ tục đăng ký lại khai sinh cho hai chị em khách hàng đang cần sử dụng giấy khai sinh để bổ túc hồ sơ khai nhận di sản thừa kế,nhưng không còn lưu giấy khai sinh cũ và cơ quan nơi cấp giấy khai sinh trước đâycũng không còn lưu hồ sơ gốc, vấn đề pháp lý được đặt ra là hai chị em họ có được khai sinh lại hay không? cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký lại khai sinh, thủ tục trình tự thực hiện như thế nào?

Căn cứ vào quy định của Luật hộ tịch 2014, Nghị định 123/2015/NĐ-CP vàThông tư số: 04/2020/TT-BTP hướng dẫn thi hành Luật hộ tịch thì đối với việc khai sinh được thực hiện trước ngày 01/01/2016 nhưng sổ bộ và bản chính giấy khai sinh bị mất thì được quyền đăng ký lại. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh lại là Ủy ban nhân dân cấp xã,nơi đã đăng ký khai sinh trước đây hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã,nơi người có yêu cầu đang thường trú thực hiện việc đăng ký khai sinh lại.

Hồ sơ cần có để thực hiện việc đăng ký khai sinh lại như: bản sao giấy khai sinh đã cấp (nếucó); Bản sao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khác trong đó có các thông tin liên quan đến nội dung khai sinh của người đó. Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì ngoài các giấy tờ nêutrên, phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người đó gồm họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha – con, mẹ – con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý.

Trên đây là thủ tục cấp lại Giấy khai sinh theo quy định mới nhất. Nếu còn thắc mắc, bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ LÊ GIANG- LEGIANGLAW

Địa chỉ: 47/1 Nguyễn Văn Đậu, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TP.HCM, Việt nam.

Trưởng văn phòng: Luật sư Lê Hoài Giang

Luật sư tư vấn(Telephone, zalo, viber) : 0903.392.117-0902.268.667- 0901.85.96.83.

Website: www.legianglaw.vn

Email: giang.lehoai@legianglaw.vn